LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lịch sử Việt Nam

Go down

Lịch sử Việt Nam Empty Lịch sử Việt Nam

Bài gửi by GiaCatLuuVan Tue Jun 24, 2008 1:06 pm

Lịch sử Việt Nam được nhiều nhà sử học ghi nhận là có bề dày khoảng 3000 đến 4000 năm hoặc nhiều hơn thế.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời thời kỳ Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là nghệ thuật trồng lúa nước.

Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng-Văn minh sông Hồng và sông Mã này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự nước lụt của các sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hoá làng xã.

Tiền sử
Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ Đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các nơi cư ngụ tại Thanh Hóa vài nghìn năm trước. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ Đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng. Nền văn hóa Phùng Nguyên, nằm xung quanh tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay, xuất hiện từ năm 2000 TCN đến năm 1400 TCN. Đến khoảng 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn cho thấy sự ảnh hưởng lên Đông Nam Á và cũng minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây. Nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Nền văn hóa Đông Sơn có điểm giống nhau với những nền văn hóa được khai quật khác tại Đông Nam Á, ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.


Thời Hồng Bàng

Việt Nam đầu tiên có tên là Lĩnh Nam và chỉ bao gồm một vùng rộng lớn phía nam núi Ngũ Lĩnh của Trung Quốc (Động Đình Hồ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải) và khu lưu vực sông Hồng Hà (ngày nay nơi đây là trung tâm miền Bắc Việt Nam). Theo tục truyền, đời Hùng Vương trị vì nước Văn Lang của người Lạc (tên này được ghi trong sử sách người Trung Quốc, được cho là tên gọi đầu tiên của người Việt). Trong thế kỷ thứ 3 TCN, vua Hùng Vương thứ 18 bị An Dương Vương từ nước Thục cướp ngôi. An Dương Vương thống nhất nước Thục và Văn Lang để tạo ra Âu Lạc, xây thành tại Cổ Loa, khoảng 35 km cách Hà Nội ngày nay. Tuy nhiên, trong năm 208 TCN quân của tướng nhà Tần tên là Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc.


Thời Bắc thuộc


Nam Việt

Khi nhà Hán lên ngôi, Triệu Đà không phục và thống nhất các khu vực ông quản lý ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam ngày nay và tạo ra một vương quốc tên là Nam Việt (南越). Chữ Việt (越Yue) là tên được người Trung Quốc đặt cho những người đang sống ở lề phía nam của đế quốc nhà Hán, kể cả thổ dân đồng bằng sông Hồng. Triệu Đà chia vương quốc Nam Việt thành 9 quận quân sự, ba quận phía nam - Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam - là phần miền Bắc Việt Nam ngày nay. Các chúa Lạc vẫn cai quản vùng châu thổ sông Hồng, nhưng với địa vị chư hầu cho Nam Việt.


Nhà Hán

Năm 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Ấn Độ và Indonesia. Trong thế kỷ thứ nhất, các tướng Lạc vẫn còn được giữ chức. Trong thế kỷ thứ 1, Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 39. Sau đó nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau hai năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được coi là sự kiện đấu tranh giành lại quyền độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.


Sau nhà Hán

Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc khác thay nhau đô hộ Việt Nam. Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán. Tuy nhiên, sau 1000 năm Bắc thuộc, người Việt giành được độc lập vào năm 938.

Trong hơn 1.000 năm bị Trung Hoa cai trị, người Việt chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị và xã hội và văn hóa của các chế độ phương Bắc.

Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đang phát triển ở Đông Á. Mặc dù lúc đó Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân gian địa phương.


Thời phong kiến độc lập

Năm 939, Việt Nam giành được độc lập và đổi tên thành Đại Việt. Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ 11 và 12), nhà Trần (thế kỷ 13 và 14), nhà Hậu Lê (thế kỷ 15, 16 và 17).

Trong thời kỳ này các vương triều Trung Hoa mang quân sang xâm lấn, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lui: quân nhà Tống (thế kỷ 11), Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân nhà Nguyên ba lần (thế kỷ 13). Đến năm 1407 nhà Minh xâm chiếm được Việt Nam và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi đánh đuổi để thành lập nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 17 và 18, phong kiến Việt Nam bắt đầu suy yếu.

Lịch sử Việt Nam, từ khi độc lập vào thế kỷ 10, mang dấu ấn của hai khuynh hướng chính. Dấu ấn đầu là sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa. Sang đến thế kỷ 15 thì Việt Nam có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa; luật pháp, cơ cấu hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa. Dấu ấn thứ hai là sự bành trướng xuống phương nam. Với một quân đội có tổ chức hơn, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Việt Nam. Giữa thế kỷ 11 và thế kỷ 17, Việt Nam đã tiêu diệt Vương quốc Champa (ngày nay là miền trung Việt Nam). Sau đó, xâm chiếm đồng bằng sông Cửu Long của người Khmer và, đến thế kỷ 19, cạnh tranh với Thái Lan ở Campuchia. Nhưng đến năm 1863 thì Pháp lại trở thành người thật sự chiến thắng ở đây.



Vào thế kỷ 16 Việt Nam có nội chiến và đến thế kỷ 17 thì bị chia đôi: chúa Trịnh ở miền bắc và chúa Nguyễn ở miền nam. Biên giới chia đôi không xa mấy với biên giới phi quân sự trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Trong hai thế kỷ 17 và 18, các chúa Nguyễn ở miền nam tiếp tục mở rộng đất nước về phương Nam.

Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn hóa Champa, Khmer và Thượng. Ngày nay, người miền bắc tiết kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử và có tài vận dụng trí óc; người miền nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng thắn. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền bắc đã được đơn giản hóa ở miền nam.

Ách cai trị của nhà Trịnh ở miền bắc và của nhà Nguyễn ở miền nam, cũng như nội chiến liên miên đã làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra song phần lớn chịu thất bại. Phong trào nổi dậy Tây Sơn bùng nổ năm 1771. Đó là một cuộc "cách mạng nhân dân" rộng lớn đã quét sạch hai chế độ nhà Nguyễn và nhà Trịnh đã chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê chỉ có danh nghĩa. Nguyễn Huệ (Tây Sơn) đã trở thành vua Quang Trung nổi tiếng đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh vào tết Kỷ Dậu 1789.

Cuộc nổi dậy cũng đẩy lùi cuộc xâm chiếm của người Hoa, và thay đổi thương gia người Hoa ở Việt Nam. Họ chỉ thực sự bị lúng túng khi điều hành chính quyền thực tế. Một người thuộc nhà Nguyễn ở miền nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn của Pháp đã khuất phục được cuộc nổi dậy vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất với hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải.

Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế (trung tâm của đất nước). Ông cho xây dựng Huế tương tự như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Nhưng cố gắng này sau đó đã gây ra một thảm họa. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục (Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883)) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản tôn giáo từ phương tây, Thiên chúa giáo.

Những nhà truyền giáo người Pháp thực sự có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Thiên chúa giáo. Chính quyền thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo có tổ chức nên đã sát hại những người theo đạo Thiên chúa giáo và san bằng nhiều xóm đạo.


Sự thay đổi tên

Dưới thời cai trị Trung Quốc, Việt Nam được người cai trị Trung Quốc gọi là An Nam (có nghĩa là Miền nam yên bình theo hy vọng của Trung Quốc). Khi Việt Nam độc lập, nó được gọi là Đại Cồ Việt, Đại Ngu hay Đại Việt. Năm 1802, vua Gia Long yêu cầu nhà Thanh cho phép đổi tên nước thành Nam Việt. Để ngăn sự hiểu lầm với vương quốc cổ của Triệu Đà, vua Mãn Châu nhà Thanh đảo thứ tự hai từ thành Việt Nam. Năm 1838, dưới thời Nguyễn, tên nước được đổi tạm thời thành Đại Nam. Dưới thời thực dân pháp, Việt Nam bị chia thành: Tonkin (Bắc kỳ hay Bắc Việt Nam), Annam (Trung kỳ hay Trung Việt Nam), và Cochin China (Nam Kỳ hay Nam Việt Nam)

* Thời Kinh Dương Vương: Xích Quỷ khoảng năm 2879 TCN (có nguồn nói là năm 2897 TCN)
* Thời Hồng Bàng: Văn Lang
* Thời Thục Phán An Dương Vương: Âu Lạc
* Thời Triệu Đà: Tượng Quận
* Thời Nhà Hán: chia làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam
* Thời Lý Bí, năm 542: Vạn Xuân
* Thời nhà Đường: An Nam Đô hộ phủ 618 - 907
* Thời nhà Đinh - Tiền Lê: Đại Cồ Việt 968 - 1053
* Thời nhà Lý: Đại Việt 1054 - 1399

Dưới triều vua Lý Anh Tông, nhà Tống công nhận một quốc gia độc lập, tên An Nam Quốc

* Nhà Hồ: Đại Ngu 1400 nghĩa là hoà bình
* Nhà Hậu Lê - Nhà Tây Sơn: Đại Việt
* Nhà Nguyễn: vua Gia Long thống nhất 2 miền nam bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường năm 1802

Dưới triều đại vua Minh Mạng (1820 - 1840) có đổi tên nước là Đại Nam

* Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
* Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
GiaCatLuuVan
GiaCatLuuVan
Thái Tử Điện Hạ
Thái Tử Điện Hạ

Tổng số bài gửi : 255
Age : 31
Đến từ : Thành Đô - Nước Thục
Registration date : 29/05/2008

https://diendanonline.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết