LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nguyễn Phúc Khoát

Go down

Nguyễn Phúc Khoát Empty Nguyễn Phúc Khoát

Bài gửi by Văn Vương Đế Wed Jun 25, 2008 8:56 pm

Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765) là Chúa Nguyễn thứ tám trong lịch sử Việt Nam, người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam.

Thân thế
Nguyễn Phúc Khoát con trai trưởng của Ninh vương Nguyễn Phúc Chú và mẹ là Trương thị ở huyện Tống Sơn, Thanh Hoá. Bà là con của chưởng cơ Trương Phúc Phan, được phong Hữu cung tần. Bà sinh được 2 con trai, mất sớm khi mới 22 tuổi.

Nguyễn Phúc Khoát lúc đầu được phong là chưởng dinh Dinh tiền thủy chính hầu, làm phủ đệ ở Cơ Tiền Dực ở Dương Xuân. Ông lên ngôi năm 1738 khi 25 tuôi, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân, có 18 con trai và 12 con gái.


[sửa] Xưng vương
Các đời chúa Nguyễn trước Phúc Khoát đều chỉ có tước công, trong khi các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã xưng vương từ 150 năm trước.

Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát cũng tự xưng là Vũ Vương và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Ông đưa ra nhiều thay đổi, cho đúc ấn Quốc vương, sau đó lên ngôi ở phủ chính Phú Xuân, ban chiếu bố cáo thiên hạ. Các chức danh, tên gọi của bộ máy chính quyền cũng có những sự thay đổi: phủ chúa gọi là "Điện", đổi chứ "thân" thành chữ "tấu" khi có việc cần bàn với chúa. Tuy nhiên chúa vẫn dùng niên hiệu vua Lê trong các văn bản hành chính, với các thuộc quốc Cao Miên, Ai Lao, Xiêm, chúa lại xưng là Thiên vương.

Tôn hiệu các đời trước cũng được nâng lên cho phù hợp với cương vị Quốc vương, đối với anh em họ xa gần thì phong tước Quận công, hoàng tử vẫn xưng là Công tử, con trai trưởng là Thái công tử. Ông này còn cho đổi cách gọi con trai thành con gái, con gái thành con trai vì cho rằng con trai khó nuôi. Cùng lúc đó, triều phục bách quan và đơn vị hành chính cũng thay đổi.

Về trang phục, ông sai người phỏng theo áo của người Chăm và áo sườn xám của Trung Hoa để chế ra áo dài[1] mà đến ngày nay được người Việt xem là áo truyền thống dân tộc[2].


[sửa] Xây dựng Phú Xuân
Vũ Vương đã có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển kinh đô Phú Xuân như:

Xây dựng thêm hàng loạt điện đài mới với quy mô đế vương: điện Kim Hoa và Quang Hoa; các gác Dao Trì, Thiệu Dương, Quang Thiên; các nhà Tựu Lạc, Chính Quan, Trung Hoà, Di Nhiên; các đài Sướng Xuân, đình Thụy Vân, hiên Đông Lạc, am Nội Viện, đình Giáng Hương...
Ở Thượng lưu sông Hương xây các phủ Đương Xuân, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ.
Cung điện được nâng cấp, vườn thượng uyển có non bộ, đá lạ, hào cong, cầu vồng, trên tường có đắp nổi hình rồng, hổ, lân, phượng.
Phía trên phía dưới đô thành có đặt quân xá và đệ trạch cho công hầu, chia ra như ô bàn cờ. Phía ngoài thành có chợ phố liên tiếp, cây to um tùm, thuyền chài buôn bán tấp nập.
Cộng thêm việc chúa sai nhiều văn quan vịnh phong cảnh kinh đô, Phú Xuân đã trở thành một thành phố nên thơ kể từ đó.

Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế.
Văn Vương Đế
Văn Vương Đế
Hoàng Đế Đại Việt
Hoàng Đế Đại Việt

Tổng số bài gửi : 251
Age : 32
Đến từ : Quốc Tử Giám
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết