LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cuộc cải cách của Hồ quý Ly

Go down

Cuộc cải cách của Hồ quý Ly Empty Cuộc cải cách của Hồ quý Ly

Bài gửi by GiaCatLuuVan Sat Jun 28, 2008 8:52 am

Cùng với quá trình đi lên trên con đường chính trị, Hồ Quý Ly từng bước thực hiện những cải cách của mình.

Về chính trị: Từ năm 1375, khi được giao chức tham mưu quân sự, Quý Ly đã đề nghị "chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập võ nghệ,thông hiểu thao lược thi không cứ là tôn thất, đều cho làm tướng. Năm 1397, Quý Ly cho đổi trấn Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, trấn Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, trấn Đà Giang làm trấn Thiên Hưng, trấn Trường Yên làm trấn Thiên Quan, trấn Lạng Giang làm trấn Lạng Sơn…v.v…và quy định cơ chế làm việc: lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Phàm những việc hộ tịch, tiền thóc, kiện tụng đều làm gộp một sổ của lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng mà kiểm xét". Khu vực quanh kinh thành Thăng Long được đổi gọi là Đông đô lộ do phủ đô hộ cai quản. Sau đó, Quý Ly cho dời đô vào An Tôn (Tây đô). Chế độ Thái thượng hoàng tạm bãi bỏ, nhưng đến khi nhà Hồ thành lập, năm 1401 Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hán Thương và tự xưng là Thái thượng hoàng.

Năm 1400, sau khi lên ngôi, Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống của nhân dân và tình hình quan lại để thăng, giáng. Năm 1402, nhà Hồ xuất quân đánh Chămpa. Vua Chămpa sợ phải đăng nộp hai vùng đất Chiếm Động và Cổ Lũy. Năm 1404, một lần nữa nhà Hồ đánh vào Chămpa nhưng không có kết quả gì, phải rút quân.

Về kinh tế: Năm 1397, theo đề nghị của Quý Ly, vua Trần "xuống chiếu hạn định số ruộng tư. "Đại vương, trưởng công chúa không có hạn định, dưới đến thứ dân không được có quá l0 mẫu. Người nào nhiều ruộng được phép lấy ruộng chuộc tội, số ruộng thừa ra thì sung công”.

Để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền, năm 1398, Hồ Quý Ly cho các quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất. Ai có ruộng tư phải kê khai rõ số ruộng và cắm thẻ ghi tên của mình trên mình ruộng. Sau 5 năm sổ sách phải làm xong, ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công.

Về tài chính: Cải cách nổi bật nhất là việc ban hành tiền giấy, thu hồi hết tiền đồng. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho lưu hành tiền giấy gọi là ''thông bản hội sao”, gồm 7 loại: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan, đều có hình in khác nhau. Nhà nước cũng quy định, ai làm tiền giả phải tội chết, quan tiền đồng đổi được 1 quan hai tiền giấy; ai còn dùng tiền đồng, bị bắt cũng phải tội như làm giả. Năm 1403, trước phản ứng của nhân dân, nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng hay đóng cửa hàng. Nhà Hồ cũng đặt chức thị giám, ban mẫu về cân thước, thưng đấu.

Năm 1402, nhà Hồ định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào người có ruộng được chia; người không có ruộng, trẻ mồ côi, đàn bà góa không phải nộp. Thuế đánh theo lũy tiến: người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan.

Thuế ruộng tự: 5 thăng/ mẫu.

Đất bãi thu: từ 3 quan đến 5 quan/mẫu.

- Về xã hội: Một chính sách có tầm quan trọng lớn là hạn chế nô tì. Năm 1401, nhà Hồ quy định các quan lại, quý tộc chiếu theo phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định. Số thừa là sung công. Mỗi gia nô được nhà nước đền bù 5 quan tiền, trừ loại mới nuôi hoặc gia nô người nước ngoài số gia nô còn lại phải ghi dấu hiệu ở trán theo tước phẩm của chủ.

Cùng năm đó, nhà Hồ cho các lộ làm lại sổ hộ, biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên. Những dân phiêu tán đều bị loại ra ngoài sổ; dân kinh thành trú ngụ ở các phiên trấn phải trở về quê quán. Khi sổ làm xong, số dân từ 15 - 60 tuổi tăng lên gấp hai lần.

Năm 1403, sau khi đánh chiếm được vùng đất từ Hóa Châu đến Cổ Lũy (Bắc Quảng Ngãi) nhà Hồ đưa ''những người có của mà không có ruộng'' vào, biên làm quân ngũ, ở lại trấn giữ lâu dài. Sau đó kêu gọi nhà giàu nộp trâu để đưa vào đây.

Năm 1405, nạn đói xảy ra. Nhà Hồ đã lệnh cho các quan địa phương đi khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán cho dân đói theo thời giá.

Nhà Hồ cũng đặt Quảng tế thự để chữa bệnh cho dân.

Về văn hóa - giáo dục: Năm 1392, Hồ Quý Ly soạn sách ''Minh đạo'' phê phán Khổng tử, chê trách các nhà Tống Nho, đề cao Chu Công.

Năm 1396, Hồ Quý Ly bắt tất cả các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục và tổ chức thi về giáo lí nhà Phật, ai thông hiểu mới được ở lại làm sư.

Nhà Hồ cũng ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề phương thuật. Hồ Quý Ly là người có ý thức đề cao chữ Nôm; tự mình dịch thiên ''Vô dật'' (không lười biếng) trong sách hượng thư để dạy cho vua Trần Thuận Tông, dịch sách Kinh Thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ. Hồ Quý Ly cũng làm nhiều thơ Nôm (hầu hết bị mất).

Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đã thi Hội phải làm thêm bài văn sách do vua ra đề để định thứ bậc. Trong 4 trường thi, Hồ Quý Ly bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa. Năm 1404, ông đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán. Theo nhà sử học Ngô Thời Sĩ: ''phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo, không thay đổi được Năm 1397, Hồ Quý Ly đề nghị nhà nước đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông và cấp ruộng công cho các phủ, châu từ 10 - 12 – 15 mẫu, tiếc rằng chủ trương này không được thực, hiện.

Cùng năm này, Hồ Quý Ly cho nhân dân xây kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa), để lại cho thời sau một công trình kiến trúc lớn tục gọi là thành nhà Hồ. Thành hình chữ nhật, chu vi khoảng 3 km, mặt ngoài được xây bằng những khối đá hình hộp mặt mài nhãn, phẳng dài từ 2-4m, cao 1m, dày 0,7m. Cổng xây rất công phu, ghép đá hình vòm, cao 8m. Trong thành có khu dinh thự, nay còn là những con rồng đá chạy dọc bậc thềm...

Do nhu cầu tăng cường lực lượng quân sự, chuẩn bị chống ngoại xâm, những năm cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV cũng xuất hiện những súng đại bác (thần cơ sang pháo), những thuyền lớn đi biển có lầu với tên gọi "Tải lương cổ lâu'', sự thực là những thuyền chiến. Người sáng chế và chỉ đạo chế tác, theo sử sách ghi lại, là Hồ Nguyên Trừng, con cả của Hồ Quý Ly, giữ chức Tả tướng quốc.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XIV đã phản ánh tình trạng suy thoái của nhà Thần cũng như tính chất lỗi thời của cấu trúc nhà nước đương thời. Nhân vật Hồ Quý Ly đã ra đời và nổi bật lên trong bối cảnh đó. Từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành, Hồ Quý Ly đã mong muốn cứu vãn tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp đó và ông đã kiên quyết thực hiện cuộc cải cách. Có thể thấy, đó là một cuộc cải cách toàn diện, từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn hóa giáo dục, xã hội. Thông qua các cải cách kinh tế - xã hội, chính trị, Hồ Quý Ly dự định xóa bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc Trần, xây dựng một nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyền lực tập trung, để trực tiếp giải quyết những khó khăn trong nước và chống lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài. Tuy nhiên, cuộc cải cách có chỗ quá mạnh so với thời đó (như phép hạn điền), có chỗ chưa thật triệt để (gia nô, nô tì không được giải phóng). Chính sách tiền tệ nhằm thu lại và hạn chế việc sử dụng đồng trong chi dùng hàng ngày, tập trung nguyên vật liệu phục vụ quốc phòng - một nhu cầu bức thiết. Nhưng, lưu hành tiền giấy là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta đương thời, không đáp ứng đúng thực tiễn phát triển còn hạn chế của kinh tế hàng hóa cuối thế kỉ XIV. Cải cách văn hóa, giáo dục có ý nghĩa tiến bộ đầy đủ hơn. Trong tình thế bị thúc bách về nhiều mặt, một số việc làm của Hồ Quý Ly đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức đoàn kết thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm. Chính Hồ Nguyên Trừng đã nói lên điều đó khi phát biểu ''Tôi không sợ đánh giặc mà chỉ sợ lòng dân không theo" và Hồ Quý Ly đã thừa nhận khi thưởng cho Hồ Nguyên Trừng cái hộp trầu bằng vàng.

Dầu sao thì Hồ Quý Ly vẫn là nhà cải cách lớn đầu tiên trong lịch sử nước ta và cuộc cải cách của ông đã khiến người đời sau, các nhà nghiên cứu suy nghĩ, đánh giá.
GiaCatLuuVan
GiaCatLuuVan
Thái Tử Điện Hạ
Thái Tử Điện Hạ

Tổng số bài gửi : 255
Age : 31
Đến từ : Thành Đô - Nước Thục
Registration date : 29/05/2008

https://diendanonline.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết