LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918):

Go down

Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918): Empty Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918):

Bài gửi by copbien51 Mon Jun 23, 2008 10:26 pm

Chất độc- vũ khí mới của chiến tranh hiện đại:
Tháng 1/1915, hồ Machuri ở đông phổ đã đóng băng dày, gió lạnh buốt thổi vi vu quét sạch những bông tuyết trên mặt băng. Hai bên hồ, hai còn quỷ chiến tranh Đông phổ và Nga sa hoàng đang bài binh bố trận. Quân đội hai bên giao chiến đã 100 ngày, cải hai đều thiệt hại nặng nhưng quân Nga vẫn giữ vững phòng tuyến, quân Đức muốn đột phá mà không thành công.
Hôm nay khí trời tốt lành, mặt trời sưởi ấm mặt đất khiến quân sĩ cũng ấm áp theo, quân lính hai bên hòa bình, yên lặng chưa từng thấy, tựa hồ như chiến tranh đã kết thúc. Trong khi quân Nga nằm co ro ôm súng bò ra khỏi các hầm trú ẩn nằm phơi nắng, từ phía trận địa đức có vài phát đạn bắn sang nhưng quân Nga không quan tâm. Một lúc sau, trong không khí phảng phất mùi táo thối. Đột nhiên có người cảm thấy hô hấp gấp, đồng tử mắt giãn nở, không ít người ngất xỉu. Họ không hề bị thương, các bác sĩ bó tay, không phương cứu chữa. Không ai nghĩ ra là quân Đức dùng khí độc. Trong đạn pháo vừa bắn đều chứa đầy khí độc clo chết người.
Do khí trời tương đối lạnh và lần đầu quân Đức dùng đạn bằng khí Clo, đạn rơi không đều nên sát thương không lớn lắm. Nhưng về tâm lý chiến, thì đạn clo đã khiến quân Nga vô cùng kinh hoàng.
Ngày 22/4/1815, ở phòng tuyến phía tây, quân Anh-Pháp đang giao chiến với quân Đức. Quân Anh-Pháp đang bày trận chờ quân Đức, chuẩn bị tổng tiến công, bỗng nhiên một đám khói màu lục bay đến bao trùm quân Anh-Pháp. Cái gì vậy? có người ưỡn ngực hướng về làn khí lạ. Khi làn khí đã bao trùm, có người cố hít vài hơi xem cái gì. Nhưng đột nhiên họ thấy mờ mắt, cổ họng nóng rát và đau. Toàn bộ trận tuyến dài mấy chục cây số bỗng náo động kinh hoàng, nhiều người cứ tưởng trúng pháp thuật của địch, ôm đầu bỏ chạy. Đến lúc này họ mới biết làn khí màu vàng lục này đáng sợ.
Lần đánh khí độc này, quân Đức đứng ở trên cao, đầu chiều gió, bố trí mấy ngàn thùng khí độc, phóng về phía liên quân Anh-Pháp 160 tấn khí Clo trong thời gian 5 phút. Kết quả, 1,5 vạn người trúng độc; 5000 người chết, khiến trận tuyến quân Anh-Pháp vỡ ra một khoảng trông dài 4km, quân Đức không tốn bao công mà đạt được chiến thắng.
(còn nữa)
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918): Empty Re: Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918):

Bài gửi by copbien51 Tue Jun 24, 2008 9:03 am

Tiếp:
Trận này làm náo động Bộ tư lệnh liên quân Anh-Pháp. Qua lời khai của tù binh Đức, họ biết quân Đức dùng một loại khí độc Clo. Nhưng liên quân Anh-Pháp không biết loại khí này chế tạo như thế nào và cách ứng phó ra sao.
Bấy giờ, một điệp viên Pháp là San Luat lập đại công, lấy được chi tiết về cách chế tạo khí Clo của quân Đức, từ đó chế ra mặt nạ phòng độc.
Sau khi sử dụng đạn Clo, quân Đức tiếp tục cải tiến dùng quang khí, loại khí này nặng hơn không khí 3 lần, sức sát thương mạnh hơn khí Clo 10 lần. Trước khi chiến tranh gần kết thúc, Đức còn nghiên cứu ra một loại giới tử khí (Phoartgen) có tính chất xâm thực dạng dầu. Tùy tiện sử dụng khí độc trong chiến tranh, họ đã làm tổn thương và chết chóc hàng vạn binh lính hết sức thương tâm.
Ngày 13 tháng 10 năm 1918, tại tiền duyên chiến trường Bỉ, quân Anh dùng đại bác bắn dữ dội vào trận địa quân Đức. Đạn pháo cày lên những đám đất bụi vàng có mùi hăng hắc, binh lính Đức hét lên khí độc và vội vàng chạy đi tìm mặt nạ phòng độc, mọi người dựa vào thành chiến hào ngồi bất động.
Mấy giờ sau, khí trong mặt nạ đã ô nhiễm không chịu được nữa, một tân binh bỏ mặt nạ ra, hít thở mấy hơi, nào ngờ lập tức ngã vật ra hôn mê sùi bọt mép rồi tắt thở. Thấy vậy, không ai dám bỏ mặt nạ ra nữa.
Trời vừa sáng, quân Anh lại bắn pháo, không khí đầy ắp giới tử khí, quân Đức thương vong rất nhiều. Phần lớn bị mù mặt, chỉ còn một người vẫn thấy lờ mờ bèn khuyên đồng đội nắm chéo áo nhau dắt díu chạy thoát về trạm cấp cứu tiền phương của quân Đức.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918): Empty Re: Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918):

Bài gửi by copbien51 Tue Jun 24, 2008 9:35 am

Đại bác thần công:
Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, đại bác thần công là một loại vũ khí có uy lực to lớn, dị thường. Được người ta xưng tụng là thần chiến tranh.
Cả hải lần chiến tranh thế giới, nước Đức đều là động lực chính, luôn luôn dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vũ khí và họ cũng là những người đầu tiến sử dụng lựu pháo. Đương thời nước Pháp sử dụng loại pháo hạng nhẹ đường kính nòng pháo 76mm, tuy vận chuyển dễ dàng nhưng uy lực lại rất kém. Pháo hải quân Anh có đường kính nòng pháo lớn nhất là 13,5 tấc Anh, nói chung bố trí trên chiến hạm hay bờ biển. Năm 1910 nước Áo cũng chế tạo được một loại pháo có đường kính nòng pháo 305mm, bắn xa 7 dặm Anh.
Trong làng pháo, thì hai loại pháo của Đức là lớn nhất thế giới. Một loại lựu pháo dùng để công thành có biệt hiệu là Tabeltha, tên vợ nhà buôn vũ khí Tabeltha Von Crup. Loại pháo này do công xưởng Crup chế tạo năm 1909, đường kính nòng pháo 420mm, lớn hơn pháo hải quân Anh ba tấc Anh, có thể bắn viên đạn nặng một tấn đến ngoài 9 dặm Anh, mỗi viên đạn lại có bộ phận định giờ chỉ nổ khi xuyên qua mục tiêu. Con quái vật khổng lồ này phải dùng xe lửa vận chuyển, hầm đặt pháo phải đặt sâu và dùng xi măng trát giữ bệ pháo, mỗi khi di chuyển pháo lại phải phá bệ xi măng. Bố trí nó phải mất sáu giờ.
Công xưởng Crup sản xuất được 5 cỗ pháo. Đầu tháng 8 năm 1914, khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa bắt đầu, quân Đức đã dùng để công phá thành Lyr nước Bỉ. Thành Lyr là niềm kiêu hãnh của nước Bỉ, họ cho rằng vĩnh viễn không thể bị công phá được.
Nhưng đại bác quân Đức đã bắn sập thành Lyr, xua tan huyền thoại bất khả công của nó. Tập đoàn quân số hai của quân Đức chỉ dùng loại đại bác này bắn hai giờ thì tòa thành huyền thoại một thời này đã sụp đổ tan tành.
Một loại pháo lớn nữa là pháo tầm xa, do chuyên gia vũ khí Đức là tiến sĩ Beihat thiết kế. Đương thời Đức chỉ chế tạo được ba cỗ, đường kính nòng pháo 8,26 tấc Anh, bắn xa 75 dặm Anh vượt xa tất cả các loại pháo khác. Nòng pháo dài 118,2 thước Anh, cao tương đương 12 tầng lầu. Đạn pháo nặng 276 bảng, dùng 430 bảng thuốc nổ để bắn viên đạn, tốc độ 5500 thước Anh/s trên độ cao hơn 20 dặm Anh rồi bay xuống theo đường parabol đánh vào mục tiêu. Cỗ pháo nặng 180 tấn với phụ kiện lên tới 3275 tấn. Con quái vật đồ sộ này khiến mọi người từ thời đó đến nay công nhận là một kì quan chiến tranh.
Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1918, ba cỗ pháo đó từ trong rừng thánh Gơ ban nước Đức đã bắn sang tận Paris tất cả 370 phát đạn. Người Paris kinh hoàng cho là Paris đã đến ngày tận thế.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918): Empty Re: Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918):

Bài gửi by copbien51 Tue Jun 24, 2008 4:33 pm

Xe tăng:
Ngày nay xe tăng đã là vũ khí thường thấy trong mọi cuộc chiến tranh, nhưng trong thế chiến lần thứ nhất thì nó là vũ khí bí mật lần đầu tiên xuất hiện. Người thiết kế xe tăng sớm nhất là thượng tá Swinton nước Anh. Do vũ khí Đức tiên tiến, tính sát thương tương đối cao, khiến các nhân vật chóp bu Anh, Pháp đau đầu. Họ tập trung nghiên cứu một khí cụ chiến tranh vừa tự bảo vệ vừa có thể tiến công. Thượng tá Swinton được gợi ý từ máy kéo bánh xích của Mĩ đã chế tạo thành công loại vũ khí mới là xe tăng.
Khi xe tăng mới ra đời, thiết kế còn chưa hoàn thiện nên đại thần lục quân Anh không chấp nhận. Ông ta cho rằng đó chẳng qua là một thứ đồ chơi tinh xảo nhưng không mấy giá trị.
Nhưng đại thần hải quân thì lại rất tán thưởng, ông đã nhìn thấy trong nó một tương lai huy hoàng. Người có tầm nhìn xa trông rộng đó chính là một trong ba thủ lĩnh của chiến tranh thế giới thứ hai-ngài Wenston Kill.
Được sự ủng hộ của ông, tháng 8 năm 1916 nước Anh chế tạo được 49 xe tăng.
Lần đầu tiên xe tăng xuất chiến trong đại chiến thế giới thứ nhất tại chiến dịch sông Somme, ở phòng tuyến phía tây. Lúc bấy giờ, quân Đức phát động chiến dịch Palden nổi tiếng, liên quân Anh-Pháp quyết định phản kích tại sông Somme. Quân Anh đảm nhiệm chủ công đưa vũ khí mới này vào chiến đấu nhằm giảm bớt thương vong.
Đương thời xe tăng chưa hoàn thiện, tốc độ không cao, hỏa lực cũng không mạnh, tính năng cơ giới cũng không tốt lắm, lái xe tăng cũng chưa được huấn luyện tốt, nhưng vì là vũ khí mới nên có uy lực rất lớn.
Quân địch thấy quái vật gang thép này không sợ chướng ngại vật, không sợ đạn, vượt qua chiến hào, hùng hục tiến tới lù lù trước mặt, chúng kinh hoàng lạc hồn thất phách, vứt súng quay đầu bỏ chạy và trở thành bia đạn của xe tăng.
Trong một trận đánh trong chiến dịch sông Somme, chỉ có một chiếc xe tăng xông vào một làng, 300 quân Đức đều thành tù binh. Nhưng nước Đức là một cường quốc công nghiệp, sau khi phát hiện loại vũ khí mới này của Anh-Pháp. Họ lập tức nghiên cứu đạn chống tăng.
Đến năm 1917, trong chiến dịch sông Ena liên quân Anh-Pháp đưa vào trận 150 xe tăng, tưởng chắc thắng to nhưng không ngờ thảm bại, 132 xe tăng bị bắn gục chỉ còn hơn 10 chiếc chạy thoát.
Sau thất bại cay đắng, quân Anh phát hiện lá chắn đầu xe tăng quá mỏng bèn lập tức cải tiến, sản xuất xe tăng thế hệ thứ hai. Ngày 20 tháng 11 đến ngày 7 tháng 12 năm 1917, chiến dịch Cambrai là trận xe tăng tham chiến lớn nhất.
Trước khi Anh bắt đầu chiến dịch, tư lệnh quân đoàn 3 của Anh quyết định tung xe tăng làm lực lượng đột kích chủ yếu. Để tránh quân Đức dùng đạn chống tăng, xe tăng Anh thầm lặng tập kết trong rừng rậm.
Sang ngày 20/11, 381 xe tăng đồng thời xuất kích ầm ầm tiến về trận địa quân Đức. Để bào đảm bí mật bất ngờ, quân Anh không bắn pháo cấp tập trước khi xe tăng xung trận.
Quân Đức chưa từng thấy nhiều xe tăng xung trận như thế, súng trên xe tăng quét từng loạt dài như những lưỡi lửa, quân Đức vô cùng hoảng sợ, chống cự không nổi đạp lên nhau bỏ chạy.
Kết quả phòng tuyến quân Đức bị phá vỡ. Tuy quân Anh có 65 xe tăng bị bắn gục, 118 xe tăng bị xa vào chiến hào không chạy lên được, nhưng trận này đã bắt được 7500 tù binh Đức, thắng lợi cũng không nhỏ.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918): Empty Re: Vũ khí mới trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918):

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết