LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những thực nghiệm lý thú về hoá học (p4)

Go down

Những thực nghiệm lý thú về hoá học (p4) Empty Những thực nghiệm lý thú về hoá học (p4)

Bài gửi by justin_timberlake Tue Jun 24, 2008 8:36 pm

Nổi, chìm những viên long não


--------------------------------------------------------------------------------

Trong một cốc đựng giấm thả vào mấy viên long não thì thấy các viên long não đều chìm xuống đáy cốc. Khi đó, thêm vào cốc một lượng nhỏ sôđa (Na2CO3) sẽ thấy các viên long não nổi dần lên, nhưng sau khi nổi lên tới mặt nước trong cốc nó lại chìm xuống đáy cốc, cứ như vậy lặp đi lặp lại, trông rất thú vị.

Vì sao viên long não lại nổi lên, chìm xuống trong cốc nước như vậy.

Giải thích: Sôđa gặp giấm thì pháp sinh phản ứng hoá học tạo ra bọt khí cacboníc (CO2). Bọt khí cacbonic bám vào bề mặt viên long não, tựa như những "cái phao" buộc vào viên long não, làm cho viên long não được nâng lên. Khi chất khí trong bọt khí khuếch tán vào không khí thì viên long não mất "phao" đỡ nên lại chìm xuống. Quá trình cứ lặp lại như vậy.

Nhũ tương: dầu và nước


--------------------------------------------------------------------------------

Cho nước sạch vào tới nửa bình của một bình thuỷ tinh trong suốt, thêm vào một ít dầu ăn. Khi đó dầu nổi trên mặt nước, mặt phân cách giữa dầu và nước rất rõ ràng. Dùng tay lắc bình thuỷ tinh, để cưỡng bức dầu và nước tạo thành một pha; khi để yên một lúc thì dầu và nước lại phân thành hai lớp trên dưới rõ ràng.

Khi đó lại cho thêm vào trong bình một ít chất tẩy rửa (hoặc bột giặt quần áo), sau đó lắc bình thật kỹ rồi quan sát sẽ thấy dầu và nước không còn phân tầng thành hai lớp nữa mà hoà làm một với nhau.

Giải thích: Bởi chất tẩy rửa có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt dầu, đem phân tán đều trong nước; tác dụng như thế được gọi là "tác dụng nhũ hoá". Hỗn hợp nước và dầu được hình thành nhờ tác dụng nhũ hoá được gọi là "nhũ tương". Sữa, dầu gan cá thu màu trắng sữa mà mọi người vẫn uống đều ở dạng nhũ tương.

Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo chất tẩy rửa có thể tẩy sạch ố dầu là do chúng có thể tách phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước.

Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy, giặt vết máu?


--------------------------------------------------------------------------------

Vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch, nếu không thì một thời gian sau, vết máu sẽ rất khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều này có thể dùng thực nghiệm để giải thích.

Lấy hai miếng vải trắng, lần lượt nhỏ lên từng tấm vài giọt máu gà vừa cắt tiết. Đem một miếng vải ngâm trong nước nóng, và đêm miếng vải kia ngâm vào nước lạnh. Sau khoảng 15 phút, vớt hai miếng vải đó ra, sẽ thấy vết máu trên miếng vải ngâm trong nước nóng có màu đỏ đen, còn trên miếng vải ngâm trong nước lạnh thì vết máu vẫn đỏ tười và nhạt đi.

Lấy xà phòng xát và giặt hai miếng vải thì thấy: Vết máu trên miếng vải đã từng ngâm trong nước lạnh thì giặt sạch hết, còn ở miếng vải đã từng ngâm trong nước nóng thì không còn cách nào giặt sạch được!

Protein trong dịch máu khi gặp nhiệt độ cao thì phát sinh chuyển biến hoá học. Vết máu khi chưa phát sinh những biến đổi hoá học thì có thể tan trong nước, còn sau khi đã có những biến đổi do tác dụng của nhiệt thì trở nên không tan trong nước. Có thể quan sát thực tế điều trên ở máu gà: Sau khi đun nóng thì máu gà trở thành "miếng tiết" không thể tan được nữa, và do vậy vết máu không đễ giặt tẩy sạch.

Cũng với lý do trên, vết máu khi để ra ngoài không khí một thời gian dài thì cũng phát sinh những biến đổi hoá học. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc không dễ giặt tẩy vết máu đã cũ.

Dung dịch hành viết... thư mật


--------------------------------------------------------------------------------

Lấy hai nhánh hành, cắt bỏ lá chỉ giữ lại nõn hành, dùng tay bóp cho chảy ra dịch của hành sau đó dùng bút lông chấm vào dịch của hành để viết lên một trang giấy trắng. Để vài phút cho dịch hành khô, và khi đó không còn thấy nét chữ trên tờ giấy trắng nữa. Nhưng khi đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của cây nến thì những nét chữ màu nâu sẽ lập tức hiện ra.

Dịch của hành có thể làm cho giấy phát sinh biến đổi hoá học, hình thành một chất tương tự như màng trong suốt vậy. Điểm cháy của chất đó thấp hơn sơ với điểm cháy của giấy, nên khi hơ trên lửa, nó sẽ bị cháy, dẫn tới hiện ta nét chữ màu nâu.

Giấm trắng, nước chanh (nước vắt từ múi quả chanh...) đều có đặc tính này, nghĩa là cũng có thể dùng để viết... "thư mật"!

[b]
justin_timberlake
justin_timberlake
Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn Lâm Viện hiệu lý.
Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn Lâm Viện hiệu lý.

Tổng số bài gửi : 182
Age : 33
Đến từ : khai quang - vĩnh yên - vĩnh phúc
Registration date : 21/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết