LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nguyễn Hoàng

Go down

Nguyễn Hoàng Empty Nguyễn Hoàng

Bài gửi by Văn Vương Đế Thu Jun 26, 2008 6:42 am

Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 1525–1613), còn gọi là Chúa Tiên là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà hậu Lê chạy loạn về Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của anh hùng dân tộc như Nguyễn Bặc.

Trấn thủ Thuận Hoá

Dưới triều nhà Hậu Lê, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1558, sau khi anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể của ông) giết, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.

Lúc đầu ông vừa lo xây dựng củng cố Thuận Hoá để dung thân, vừa lo chống quân nhà Mạc đang đánh phá khắp nơi, nhưng vẫn một lòng giữ nghĩa khí phò Lê. Ông vẫn thường ra chầu vua Lê ở Thăng Long. Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Năm 1599, nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, ông mới có cớ đưa quân sĩ trở về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.

Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, cho xây chùa Thiên Mụ.

Mở mang bờ cõi

Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của của vương quốc Chăm pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên. cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.

Năm 1613, ông mất, thọ 89 tuổi, con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị.

Tương truyền trước khi mất, ông dặn dò con: Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.

Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.


Những người con trai

Nguyễn Hoàng có 10 người con trai. Ngoài Nguyễn Phúc Nguyên (con thứ 6) sau này kế vị, các con trai khác là: Hà và Hán chết ở Bắc, Thành mất lúc 17 tuổi, Diễn chết trận, Hải ở lại đất Bắc làm con tin, Hiệp và Trạch làm phản, Dương mất khi nào không rõ, hoàng tử thứ 10 là Khê, con bà Minh Đức Vương Thái phi[1].


Nhận định

Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên, dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc công (Xem Chúa Nguyễn).

Nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động gây hấn với địch thủ giết người thân, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau, Nguyễn Hoàng giống như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sống cùng thời với ông.

Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thanh lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.
Văn Vương Đế
Văn Vương Đế
Hoàng Đế Đại Việt
Hoàng Đế Đại Việt

Tổng số bài gửi : 251
Age : 32
Đến từ : Quốc Tử Giám
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết