LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT

2 posters

Go down

NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT Empty NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 10:19 pm

Truyền thống văn hoá/lịch sử và chính sử Việt ghi nhận:rằng:
Thời Hùng Vương đã tồn tại gần 3000 năm (2879 – 258 trc CN), nền tảng của một nền văn hiến gần 5000 năm của nước Việt Nam. Trải 1000 năm Bắc thuộc và sau đó là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử, niềm tin này vẫn ăn sâu vào tâm khảm mỗi con người Việt Nam.
Sự phát triển của tri thức khoa học hiện đại với những đòi hỏi tính chính xác và hợp lý của nó đã đặt lại những vấn đề thuộc huyền sử thời Hùng Vương. Sẽ là một hụt hẫng lớn, nếu không thể chứng minh được những giá trị đã được gìn giữ trong tâm linh của người Lạc Việt. Gần đây đã có nhiều học giả nghiên cứu cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại vào thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ III tr.CN và là một quốc gia lạc hậu, địa bàn cư trú không vượt ra khỏi vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam...?
Nhưng với một quan niệm như vậy sẽ không thể lý giải được những hiện tượng liên quan. Đó lại là điều kiện tiên quyết và là nguyên tắc căn bản của một giả thuyết khoa học. Một ý tưởng tương tự về nguyên tắc trên, được giáo sư viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn phát biểu:

"Một lý thuyết toán học dù kỳ quặc đến đâu, nhưng về mặt lô gích mà đứng vững được thì nó phải chứa đựng tiềm ẩn bên trong nó một sự phù hợp với một thực tiễn nào đó mà loài người chưa biết, bởi lẽ nó phù hợp với lô gích không tự trên trời rơi xuống - lô gích chính là sự phản ánh thực tiễn, được đúc kết từ thực tiễn."
Theo Tri Thức Trẻ, số 20. Bài viết "Không gian siêu phi Ơclit - một tư tưởng kỳ lạ và táo bạo" - tác giả Phạm Viết Hưng.

Quan điểm của giáo sư viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn cho một lý thuyết toán học cũng là quan điểm của các nhà khoa học thế giới về nguyên tắc căn bản cho những giả thuyết khoa học nói chung, đó là:

"Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích được hầu hết những hiện tượng liên quan tới nó; có tính khách quan; tính hệ thống; tính qui luật và khả năng tiên tri"

Tiêu chí khoa học không lệ thuộc vào số đông; vào hào quang của bằng cấp; học vị. Quan điểm mới cho rằng: thời Hùng Vương có niên đại bắt đầu vào khoảng thiên niên kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III tr.CN, chỉ là những cái nhìn cụ thể rất chủ quan và thô thiển từ những tư liệu, hiện vật tạo nên nội dung cho giả thuyết trên và chỉ liên quan đến những tư liệu, hiện vật trực tiếp tạo nên nó. Hoàn toàn không đáp ứng được những yếu tố tối thiểu của một tiêu chí khoa học. Do đó, giả thuyết này không thể giải thích được những hiện tượng khác liên quan đến lịch sử đời Hùng. Đoạn trích dẫn dướI đây của một học giả có uy tín là giáo sư Đào Duy Anh nói về cội nguồn dân tộc Việt và những v/d liên quan được ghi nhận trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời (Nxb Thuận Hóa - Huế 1994). Giáo sư Đào Duy Anh đã viết:

"Cái tên Bách Việt xuất hiện đầu tiên là trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên, sách ấy chép rằng đời Chu An Vương, Sở Điệu Vương sai Bạch Khởi đánh dẹp Bách Việt ở miền Nam. Bấy giờ đầu thế kỷ thứ IV tr.CN. Sách Hậu Hán thư - Địa lý chí chép rằng: "Từ Giao Chỉ đến Cối Kê, trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt ở xen nhau, đều có chủng tính." Sách Lộ sử ở đời Tống chép rằng: Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thương Ngô, Man Dương, Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Lý, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cầu, Tỷ Đái (sửa là Bắc Đái), Khu Ngô, gọi là Bách Việt". Trong những nhóm Bách Việt linh tinh ấy chúng ta thấy có những nhóm như Dương Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, nhóm Thượng Ngô ở miền Nam tỉnh Quảng Tây, nhóm Sản Lý, tức là Sà Lý ở tận miền Tây Nam tỉnh Vân Nam; còn Kê Từ, Bắc Đái là những huyện thời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Có thể căn cứ vào những địa điểm ấy mà nói rằng sử sách Trung Quốc xưa gọi Bách Việt là những nhóm người Việt ở rải rác trên khắp miền Hoa Nam, phía Tây gồm cả đất Vân Nam, phía Nam gồm cả miền Bắc Việt Nam ta, sử sách thường gọi chung là miền Giang Nam và miền Lãnh Nam (miền Nam Ngũ Lĩnh). Trong những nhóm linh tinh ấy, các nhóm được chính sử Trung Quốc (Sử ký và Tiền Hán thư) chép tương đối kỹ càng là: Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu. Theo Sử ký Đông Việt truyện thì chúng ta biết rằng Đông Việt hay Đông Âu trong thời Tần Hán đóng đô ở Vĩnh Ninh tức Vĩnh Gia là miền Triết Giang; Mân Việt thì ở đất Mân Trung tức miền Phúc Kiến; Nam Việt đô ở Quảng Châu tức miền Quảng Đông; Tây Âu ở phía Nam sông Ly tức miền Quảng Tây; còn nhóm Lạc Việt thì ở đâu? Theo Hậu Hán thư (Mã Viện truyện, Nhâm Duyên truyện), chúng ta biết rằng người các quận Giao Chỉ và Cửu Chân là người Lạc Việt, như thế thì Lạc Việt là nhóm Việt tộc ở miền Bắc Việt Nam."

Từ những tư liệu trên và căn cứ vào kết quả của ngành khảo cổ, giáo sư Đào Duy Anh đã lập luận như sau:

"Bây giờ hãy đối chiếu cương giới nước Văn Lang, như chúng ta đã thấy ở trên với các nhóm Bách Việt ấy thì chúng ta thấy rằng: phạm vi nước Văn Lang mà truyền thuyết cho rằng đến tận Động Đình Hồ và đất Ba Thục là tương đương với địa bàn sinh tụ của toàn thể người Bách Việt ở Giang Nam và Lãnh Nam; nhưng xét phạm vi của 15 bộ nước Văn Lang chép trong các sách sử cũ của ta thì lại thấy rằng: phạm vi 15 bộ ấy gần như tương đương với địa bàn sinh tụ của người Lạc Việt. Do đó, chúng ta đã nhận định rằng nhân dân nước Văn Lang xưa chính là người Lạc Việt. Khảo cổ học đã cho chúng ta biết rằng người Lạc Việt ở miền Bắc Việt Nam đã xây dựng nền văn hóa đồ đồng mà thời kỳ toàn thịnh ở vào khoảng thế kỷ thứ III và thế kỷ thứ IV tr.CN. Những di tích của nền văn hóa đồ đồng đã phát hiện nhiều ở Thanh Hóa, ở đồng bằng Bắc Bộ trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đáy, ở Phú Thọ (Việt Trì); điểm cực Bắc phát hiện được di tích của văn hóa đồ đồng Lạc Việt là xã Đào Thịnh ở phía Bắc thị trấn Yên Bái trên tả ngạn sông Hồng; điểm cực Nam phát hiện được di tích của văn hóa đồ đồng Lạc Việt là miền Cương Bá trên lưu vực sông Giang ở Quảng Bình (trước Cách mạng tháng Tám, chính chúng tôi đã thu lượm được đồ đồng Lạc Việt ở trên sông Nhật Lệ). Phạm vi phân bố của văn hóa đồ đồng ở miền Bắc Việt Nam, xét đại thể, chính là tương đương với khu vực của nước Văn Lang như chúng ta đã xác nhận ở trên."

Qua đoạn trích dẫn trên, tính chủ quan trong luận điểm của ông Đào Duy Anh có thể tóm lược như sau:
1) Đặt vấn đề trong sự tương quan chưa hợp lý giữa quốc hiệu của thời điểm lịch sử mà ông dẫn chứng và tộc danh của một dân tộc đã mất nước.
2) Đi tìm sự hiện hữu của nước Văn Lang trong một không gian lịch sử ở vào thời điểm Văn Lang đã mất nước hoàn toàn.
3) Coi Lạc Việt là một bộ tộc trong nhóm Bách Việt.


Tính chủ quan, chưa hợp lý và mâu thuẫn trong lập luận của ông Đào Duy Anh, thể hiện ở ngay chính trong lập luận của ông. Chúng ta hãy xét từng điểm đã trình bày để chứng tỏ điều này:

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT Empty Re: NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 10:21 pm

Về điểm thứ I:
Đặt vấn đề trong sự tương quan chưa hợp lý giữa quốc hiệu của thời điểm lịch sử mà ông dẫn chứng và tộc danh của một dân tộc đã mất nước

Ông Đào Duy Anh đã coi: Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu là những nhóm chứ không phải là những quốc gia căn cứ vào sách cổ Trung Hoa như sau:
“Có thể căn cứ vào những địa điểm ấy mà nói rằng sử sách Trung Quốc xưa gọi Bách Việt là những nhóm người Việt ở rải rác trên khắp miền Hoa Nam, phía Tây gồm cả đất Vân Nam, phía Nam gồm cả miền Bắc Việt Nam ta, sử sách thường gọi chung là miền Giang Nam và miền Lãnh Nam (miền Nam Ngũ Lĩnh). Trong những nhóm linh tinh ấy, các nhóm được chính sử Trung Quốc (Sử ký và Tiền Hán thư) chép tương đối kỹ càng là: Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt, Tây Âu”.

Trong khi đó chính ông lại viết:
"Theo Sử ký - Đông Việt truyện thì chúng ta biết rằng: Đông Việt hay Đông Âu trong thời Tần Hán đóng đô ở Vĩnh Ninh, tức Vĩnh Gia là miền Triết Giang; Mân Việt thì ở đất Mân Trung tức miền Phúc Kiến; Nam Việt đô ở Quảng Châu tức miền Quảng Đông; Tây Âu ở phía Nam sông Ly tức miền Quảng Tây; còn nhóm Lạc Việt thì ở đâu?"

Như vậy, theo chính đoạn trích dẫn của ông Đào Duy Anh thì rõ ràng Đông Việt, Mân Việt, Tây Âu và Nam Việt là những quốc gia có kinh đô và quốc hiệu. Nhưng ông lạI chỉ trích dẫn phần sách Hán nói tới như là những tộc người. Nhưng chính trong Sử ký của Tư Mã Thiên lại nhắc tới những danh từ như Đông Việt, Mân Việt, Tây Âu là những quốc gia qua những cuộc chiến tranh với Nam Việt - Triệu Đà trong "Nam Việt Úy Đà liệt truyện". Hơn nữa Sử ký - Nam Việt Úy Đà truyện đã viết:

"Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương".

Nhà Tần mất vào năm 207 tr.CN, lúc này nước Văn Lang đã mất hoàn toàn dù theo cách lập luận nào (Sử cũ là 258; quan niệm mới 208 tr.CN cho thời điểm kết thúc thời đại vua Hùng). Như vậy, vào thờI điểm này, không chỉ Lạc Việt mà ngay những nhóm Bách Việt khác cũng không còn. Mà thay vào đó là những quốc gia nhỏ ở phần Nam sông Dương Tử mà chính tài liệu của ông Đào Duy Anh đã nói tới.

Khi đặt câu hỏi: "Còn nhóm Lạc Việt thì ở đâu?" thì với câu hỏi đó, ông Đào Duy Anh đã khẳng định một cách chủ quan "Lạc Việt" là danh từ chỉ nhóm người trong nhóm Bách Việt mà ông dẫn chứng. Tất nhiên, xuất phát từ một định hướng sai thì không bao giờ cho một kết quả đúng.
Ông đã dẫn Hậu Hán thư là cuốn sách xuất hiện sau cả thời Hai Bà Trưng (Hậu Hán thư của Tạ Thừa/ 222 sau Công Nguyên; Hậu Hán thư của Phạm Việp,/ 420 – 479 sau Công Nguyên, tức là lúc Văn Lang đã mất nước hơn 400/600 năm) để kết luận người Lạc Việt là nhóm người chỉ ở Bắc Việt Nam. Trong khi đó, chính các sách mà ông trích dẫn lại chỉ miêu tả thực trạng đời sống cư dân trên địa bàn vào thời điểm cuốn sách được viết (Tức là từ 400 đến hơn 600 sau Văn Lang mất nước):
.
Sách Hậu Hán thư - Địa lý chí chép rằng: "Từ Giao Chỉ đến Cối Kê, trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt ở xen nhau, đều có chủng tính." Sách Lộ sử ở đời Tống chép rằng: Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu Khải, Âu Nhân, Thương Ngô, Man Dương, Dương Việt, Quế Quốc, Tây Âu, Quyên Tử, Sản Lý, Hải Quỳ, Tây Khuẩn, Kê Từ, Bộc Cầu, Tỷ Đái (sửa là Bắc Đái), Khu Ngô, gọi là Bách Việt".
Điều này tương tự như việc đi tìm quốc gia của những người da đỏ trên bản đồ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.



Về điểm thứ 2)
Đi tìm sự hiện hữu của nước Văn Lang trong một không gian lịch sử ở vào thời điểm Văn Lang đã mất nước hoàn toàn.

Nước Văn Lang vào thời điểm mà ông Đào Duy Anh nói tới đã mất nước hoàn toàn (căn cứ vào thời điểm xuất hiện những tư liệu nói trên). Điều này không khác nào dựa vào bản đồ thế giới hiện đại để kết luận không có đế quốc La Mã. Những tài liệu của ông đưa ra nhằm chứng minh cho luận điểm của mình đều ở thờI điểm sau khi Văn Lang mất nước ít nhất là 400 năm và đều mơ hồ có tính gián tiếp. .
Nhưng chính trong những tư liệu của ông Đào Duy Anh được trích dẫn ở trên, có thể phân tích để chứng tỏ một quốc gia hùng mạnh tồn tại ở bờ Nam sông Dương Tử. Xin bạn đọc xem lại đoạn sau:

"Đời Chu An Vương, Sở Điệu Vương sai Bạch Khởi đánh dẹp Bách Việt ở miền Nam."

Ở đây có lẽ sách in sai, vì Bạch Khởi là tướng nước Tần, người đã tàn sát 40 vạn quân Triệu ở Trường Bình vào năm 260 tr.CN; còn Ngô Khởi là tướng nước Sở, trong Sử ký thì Sở Điệu Vương sai Ngô Khởi đánh dẹp ở miền Nam. Ngô Khởi mất cùng năm với Sở Điệu Vương. Nhưng ở đây, chúng ta không bàn đến lỗi chính tả.
Chắc các bạn cũng biết Ngô Khởi, một danh tướng cuối thời Xuân Thu vào khoảng cuối thế kỷ thứ V, đầu thế kỷ thứ IV tr.CN. Người đời vẫn lưu truyền câu "Binh Pháp Tôn Ngô" chính là nói đến Tôn Võ Tử và Ngô Khởi. Trong Sử ký đã ca ngợi công lao của Ngô Khởi như sau:

"Phía Nam bình định Bách Việt, phía Bắc lấy đất Trần, đất Thái, cự tuyệt Tam Tấn, phía Tây đánh Tần".

Như vậy ít nhất chính Sử ký đã thừa nhận phía Nam nước Sở là chính nơi Bách Việt ở; cùng với sách Hậu Hán thư – Địa lý chí mà ông Đào Duy Anh trích dẫn ở trên thừa nhận điều này.. Nước Sở vào thời Chiến Quốc ở miền Bắc Động Đình Hồ. Như vậy; ít nhất vào thời Chiến Quốc, chính các sách Sử Trung Hoa thừa nhận => Phía nam Động Đình Hồ là nơi Bách Việt ở.

Các bạn không cần giỏI lắm về lịch sử mà chỉ là thích xem truyên Tàu như Đông Chu liệt quốc; Phong kiếm Xuân Thu; Thất quốc tranh hùng…thì cũng biết rằng =>nước Sở chính là một nước lớn nhất trong 7 nuớc lớn thời Chiến Quốc và rất hùng mạnh vào thời Sở Điệu Vương/Ngô Khởi. Nếu như các tộc Bách Việt ở Nam sông Dương Tử chỉ là những tổ chức bộ lạc rời rạc, những “nhóm linh tinh” thì không có cơ sở nào để chống lại một vị danh tướng cỡ như Ngô Khởi và một đội quân ở một nước hùng mạnh như nước Sở. Với cách đặt v/d như trên, đương nhiên ông Đào Duy Anh không thể tìm được cương vực của nước Văn Lang. Ông đã căn cứ vào Hậu Hán thư là một cuốn sách ra đời sau khi Hùng Vương mất nước 400 năm; tất nhiên nó không thể phản ánh chính xác không gian lịch sử của thời Hùng Vương. Hơn nữa, trong Hậu Hán thư cũng không hề có một chữ nào nói về nước Văn Lang mà chỉ viết như chính ông Đào Duy Anh dẫn:

“Sách Hậu Hán thư - Địa lý chí chép rằng: "Từ Giao Chỉ đến Cối Kê, trên bảy tám nghìn dặm, người Bách Việt ở xen nhau, đều có chủng tính.". Như vậy hoàn toàn mơ hồ, nhưng ông lại suy luận là::

"Theo Hậu Hán Thư (Mã Viện truyện – Nhâm Diên truyện), chúng ta biết rằng người các quận Giao Chỉ, Cửu Chân là người Lạc Việt".

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng người Lạc Việt chỉ ở Giao Chỉ và Cửu Chân. Cách luận đoán như trên không khác nào nói rằng: người Hán ở Trung Quốc, vậy những người Hán không ở Trung Quốc thì không gọi là người Hán.
Lập luận của ông Đào Duy Anh không thể giải thích được hiện trạng của người Bách Việt tồn tại ở phía nam sông Dương Tử từ thời cổ sử của Trung Hoa. Không lẽ trong suốt mấy ngàn năm đó, cả một cộng đồng người cùng một chủng tính trên một vùng đất rộng lớn, phì nhiêu lại không thể tạo được một nền văn minh cho mình. Nhưng cộng đồng đó lại chống được những cuộc xâm lăng tầm cỡ, mà khoảng cách của những cuộc xâm lăng đó dài hàng thiên niên kỷ. Đó là cuộc xâm lăng của nhà Ân Thương – thế kỷ XIV hoặc XVII tr.CN; của Ngô KhởI – đầu thế kỷ thứ IV tr.CN; của Đồ Thư – cuối thế kỷ thứ III tr.CN.

Về điểm thứ 3)
Lạc Việt là một tộc danh hay là một danh từ chung để chỉ nhóm Bách Việt?

Coi Lạc Việt là một nhòm trong cộng đồng bách Việt chỉ căn cứ vào những sách sử cổ Trung Quốc xuất hiện sau khi Văn Lang mất nước hàng trăm năm với nội dung mơ hồ, hoàn toàn là một tiền đề chủ quan. Chính vì sai lầm chủ quan này dẫn đến việc khẳng định tộc Lạc Việt ở Bắc Việt Nam. Điều này sẽ đặt ra những vấn đề không thể lý giải sau đây:
Nếu Lạc Việt là một bộ tộc tạo ra một nước Văn Lang thì không loại trừ những bộ tộc khác thuộc Bách Việt ở nam sông Dương Tử thành lập những quốc gia tương tự gần hoặc sát Trung Hoa cổ. Nhưng không hề có một hiện tượng lịch sử ghi nhận trong sử sách Trung Hoa chứng tỏ sự tồn tại của những quốc gia đó ở phía nam sông Dương Tử trước thời Tần, ngoại trừ nước Văn Lang mà truyền thuyết và lịch sử Việt Nam nói tới. Sử cũ của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đã xác nhận đó là nơi ở của giống Bách Việt cùng chủng tính. Những tộc người cùng chủng tính được gọi là gì? Gọi là Bách Việt chăng? Tiếc thay! “Bách Việt” lại là một tính từ! Không thể có một bộ tộc người sống giới hạn trong một vùng địa lý nhỏ hẹp ở Bắc Việt Nam và bắc Trung Bộ có thể tự phát triển trải hàng ngàn năm từ thời đại đồ đá (di chỉ núi Đọ) đến thời đại hậu kỳ đồ đồng (Đông Sơn) trong một không gian khép kín không có giao lưu văn hóa. Do đó, Lạc Việt thực chất là một danh từ chung để chỉ riêng chủng tính Bách Việt, nhằm phân biệt với những chủng tộc khác cùng tồn tại trong một đất nước Văn Lang rộng lớn. Truyền thuyết Việt Nam ghi nhận:

“Nước Văn Lang:Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải….Tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, ruộng gọi là Lạc điền, dân gọi là Lạc dân”.

Do đó, nếu như Lạc dân là danh từ chung để chỉ tất cả những người dân thuộc Văn Lang, thì thật là một sự vô lý nếu không có một từ nào đó để phân biệt chủng tộc Việt với các chủng tộc khác cùng tồn tại trong đất nước này. Danh từ đó chính là Lạc Việt mà sau đó các nhà làm sử Trung Hoa sau đó gần nửa thiên niên kỷ đã nhầm lẫn ghép chung với các bộ tộc khác khi đã tan tác cùng với nước Văn Lang.

Nước Văn Lang, cội nguồn lịch sử của người Việt, chính là nước Ba mà các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa hiện đại nói tới. Nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải.

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT Empty Re: NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 10:21 pm

Cổ vật và những vấn đề lịch sử liên quan:


Như vậy chúng ta cũng thấy rằng: Nền tảng cho quan điểm của ông Đào Duy Anh chính là sự phát hiện những cổ vật đồ đồng tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, đã dẫn đến kết luận của ông về giới hạn nước Văn Lang chỉ có ở những khu vực có cổ vật nói trên. Nhưng đây lại là hệ quả của cách đặt vấn đề từ những tư liệu không đủ sức thuyết phục. Trên thực tế, sự phát hiện trống đồng không phải chỉ giới hạn ở khu vực Bắc và Trung bộ Việt Nam – mặc dù được tập trung ở những vùng này – mà còn ở cả miền Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác gần Việt Nam. Như vậy cũng đủ để khẳng định rằng: Cổ vật với sự xác định niên đại chỉ chứng tỏ được giá trị thực tế của một nền văn minh qua chính nó, chứ không phải là tất cả giá trị của nền văn minh đó. Giá trị lịch sử của một cổ vật phải thông qua sự tổng hợp những hiện tượng lịch sử liên quan. Nếu cổ vật là điều kiện duy nhất để chứng minh cho lịch sử thì lịch sử trên thực tế sẽ không tồn tại. Do đó, cổ vật chỉ có thể là một điều kiện minh họa sắc sảo cho lịch sử.

Để cổ vật có thể minh họa cho lịch sử, còn cần phải có một hệ thống văn hoá sử liên quan và sự tìm hiểu giá trị sử dụng đích thực của nó trong sinh hoạt xã hội vào thời điểm lịch sử mà cổ vật đó xuất hiện.Thí dụ:
Những cổ vật tìm được với niên đại xác định tương đương với thời Hùng Vương, phần lớn chỉ là đồ đồng. Trong đó có những mũi giáo đồng, qua đồng, rìu đồng… Với mũi giáo và chiếc qua thì có thể suy luận rằng đây là những vũ khí của các chiến binh. Nhưng với những chiếc rìu đồng mà cái lớn nhất không lớn hơn lòng bàn tay, cái nhỏ chỉ nhỉnh hơn hai ngón tay của người lớn Hiện vật trong bảo tàng lịch sử). Như vậy những chiếc rìu này không thể dùng làm vũ khí chiến đấu. Vậy giá trị sử dụng đích thực của cái rìu đồng trong sinh hoạt xã hội của thời Hùng Vương để làm gì? Phải chăng những chiếc rìu này chỉ được sử dụng trong những nghi lễ. (nếu giả thiết này là đúng thì còn nhiều vấn đề cần phải bàn từ những chiếc rìu đồng này).
Như vậy, sự phát hiện cổ vật không thể chỉ dừng lại ở chỗ xác định niên đại của cổ vật đó, mà còn cần phải tìm hiểu giá trị sử dụng của cổ vật liên quan đến sinh hoạt của con người vào thời điểm lịch sử mà cổ vật đó xuất hiện hoặc sự tương quan với những vấn đề văn hoá, xã hộI đời sống liên quan đến nó. Thí dụ như trống đồng có phải đơn thuần chỉ dùng để gây tiếng động không, người xưa đã quan niệm như thế nào về trống đồng. Bởi vậy cổ vật chỉ là một yếu tố minh họa cho những luận cứ lịch sử.

Những dấu tích văn hóa sử là vật thể hoặc phi vật thể đã chứng minh một cách sắc sảo về một sự đồng nhất về văn hóa khắp miền Nam sông Dương Tử như: Tục ăn trầu (Còn tồn tạI đến nay ở Đài Loan và Việt Nam); sự hiện diện của trống đồng… Điều này chứng minh rằng: Ở nơi đây đã tồn tại một quyền lực bao trùm, ổn định để bảo đảm tính đồng nhất và phổ biến về văn hóa mà di tích, di sản còn tồn tại hàng ngàn năm sau đó. Chính quan niệm cho rằng:”Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai” & “Thực chất chỉ là một liên minh bộ lạc” và nền văn minh này chỉ tốn tại ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ là một luận điểm cục kỳ phản khoa học. Nói một cách khác: Nếu luận điểm mới về thờI đạI Hùng Vương “chỉ là liên minh gồm 15 bộ lạc” là đúng thì các nhà sử học có quan điểm này sẽ phải chứng minh cho một sự tiến hoá khép kín trong một địa bàn hẹp/ không có giao lưu vớI các giá trị văn minh (chưa nói đến văn hoá) bên ngoài trải hàng chục ngàn năm từ đồ đá đến hậu kỳ đồ đồng!? Những lý thuyết khoa học đã chứng minh rằng: Mọi sự phát triển của các dân tộc trong xã hội loài người đều gắn liền vớI sự giao lưu của các giá trị văn minh.

Do đó, việc giáo sư Đào Duy Anh coi sự phát hiện những cổ vật đồng vòn vẹn ở vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam để kết luận về địa bàn cư trú của người Lạc Việt là không đủ sức thuyết phục và hoàn toàn chủ quan phi khoa học. Luận điểm này không có khả năng lý giải những vấn đề với những hiện tượng liên quan đến nó.

(Nguồn: Báo Nhân dân hàng tháng)


Được sửa bởi pt1506 ngày Tue Jul 01, 2008 8:11 pm; sửa lần 1.

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT Empty Re: NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT

Bài gửi by nam thuan Tue Jul 01, 2008 10:44 am

những tư liệu trên bạn có lấy từ nguồn nào ko? nêú có mời bạn để tên nguồn theo hình bộ luật
nam thuan
nam thuan
Thượng Thư Bộ Hình kiêm Ngự Sử Đại Phu
Thượng Thư Bộ Hình kiêm Ngự Sử Đại Phu

Tổng số bài gửi : 81
Age : 30
Đến từ : mon xoai
Registration date : 21/06/2008

http://herpenguyen.blogtiengviet.net

Về Đầu Trang Go down

NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT Empty Re: NƯỚC VĂN LANG & NGƯỜI LẠC VIỆT

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết