LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Không quân nhân dân Việt Nam

2 posters

Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by copbien51 Fri Jul 04, 2008 4:56 pm

Đây là nơi các bạn post những hiểu biết của các bạn về không quân nhân dân Việt Nam. Về các loại máy bay mà không quân chúng ta trong chiến tranh kháng chiến chống Mĩ và kể cả hiện tại. Các bạn có thể post các bài viết về thông số kĩ thuật của các loại máy bay đó, hình ảnh của nó, và các trận đánh tiêu biểu của lực lượng không quân chúng ta.

Rất mong các bạn sẽ đóng góp cho diễn đàn.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by copbien51 Thu Jul 17, 2008 3:30 pm

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước không quân nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều chiến công lớn, nhưng để có được những thắng lợi lớn đó cần phải thấy rằng chúng ta đã được Liên Xô giúp đỡ nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại. Mà loại máy bay đầu tiên cần phải kể đến là:
Mig-17
Mikoyan-Gurevich MiG-17 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-17, МиГ-17 trong ký tự Kirin) (tên ký hiệu của NATO Fresco) là một máy bay phản lực chiến đấu Liên xô, được đưa vào sử dụng từ năm 1952.
Thiết kế MiG-17 nói chung dựa trên loại máy bay chiến đấu MiG-15 đã thành công trước đó của Mikoyan và Gurevich. Điểm mới là ứng dụng cánh cụp xuôi phía sau với hình dạng: 45° độ gần thân chính, và 42° so với phần bên ngoài của cánh. Nó cũng dùng động cơ VK-1 và những phần khác hoàn toàn tương đương. Mẫu đầu tiên, ký hiệu SI cất cánh lần đầu tiên ngày 14 tháng 1, 1950 do phi công Ivan Ivashchenko điều khiển. Nguyên mẫu thứ hai SP-2 là một máy bay đánh chặn, trang bị một radar. Dù mẫu SI đã lao xuống đất ngày 17 tháng 3, 1950, những cuộc thử nghiệm với các mẫu khác như SI-2 và một loạt máy bay thực nghiệm SI-02 và SI-01, năm 1951, nói chung là thành công và vào ngày 1 tháng 9, 1951 loại máy bay này được chấp nhận đưa vào sản xuất. Theo ước tính với động cơ tương tự như của MiG-15, tốc độ tối đa của MiG-17 cao hơn 40-50 km/h, và tính năng cơ động tốt hơn ở độ cao lớn.
Sản xuất hàng loạt bắt đầu diễn ra từ năm 1951. Trong khi sản xuất, máy bay được cải tiến và sửa đổi nhiều lần. MiG-17 căn bản có nhiệm vụ chiến đấu ban ngày, được trang bị 3 súng máy, được coi là hiệu quả nhất trong hoạt động chống lại máy bay địch. Nó cũng có thể được dùng làm máy bay chiến đấu-ném bom, nhưng trọng lượng bom bị coi là nhỏ so với những loại máy bay chiến đấu khác cùng thời kỳ, và nó thường mang theo thùng dầu phụ thay cho bom.
Ngay sau đó một số lượng MiG-17P hoạt động mọi thời tiết đã được chế tạo với trang bị radar Izumrud và những sửa đổi cửa nạp khí phía trước. Mùa xuân năm 1953 MiG-17F chiến đấu ban ngày bắt đầu được sản xuất. Được trang bị động cơ VK-1F với một bộ phận đốt nhiên liệu lần hai, nên tính năng của nó đã được cải thiện, nó trở thành biến thể được biết đến rộng rãi nhất của MiG-17. Biến thể được chế tạo hàng loạt tiếp theo có trạng bị bộ phận tái đốt nhiên liệu và radar là MiG-17PF. Năm 1956 một số chiếc (47) được chuyển đổi thành MiG-17PM (cũng được gọi là PFU) với 4 tên lửa không đối không thế hệ đầu tiên K-5 (NATO: AA-1 'Alkali') đầu tiên. Một số lượng nhỏ máy bay MiG-17R trinh sát được chế tạo trang bị động cơ VK-1F (nó đã được thử nghiệm với động cơ VK-5F).
Tới năm 1958 vài ngàn chiếc MiG-17 đã được chế tạo tại Liên bang Xô viết
MiG-17 đã trở thành máy bay tiêm kích đánh chặn chính trong Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 1965, những chiếc MiG-17 đã tham chiến và giành những thắng lợi đáng kể trước máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, khi chúng kết hợp chiến đấu cùng với máy bay MiG-21 và MiG-19. Một số phi công Việt Nam, thực tế thích MiG-17 hơn MiG-21, nó cơ động hơn dù không nhanh bằng MiG-21.
Người Mỹ đã bị chấn động vào năm 1965 khi những chiếc MiG-17 cũ, bay chậm hơn nhưng lại bắn hạ được máy bay tiêm kích-ném bom F-105 Thunderchief tốc độ Mach-2 ở miền Bắc Việt Nam. Để khắc phục khả năng không chiến với những máy bay tiêm kích nhỏ và nhanh nhẹn như những máy bay MiG, Mỹ đã thành lập huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong chương trình huấn luyện của TOPGUN, người Mỹ đã phải sử dụng những máy bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng giả làm những máy bay MiG-17. Hải quân Hoa Kỳ cũng thành lập những phi đội trang bị của đối phương (tức là sử dụng máy bay đóng giả làm máy bay đối phương)

Kíp lái 1 người
Dài 11,36m
Sải cánh 9,63m
Cao 3,80m
Trọng lượng rỗng 3930kg
Trọng lượng cất cánh 5354kg
Trọng lượng cất cánh tối đa 6286kg
Động cơ Klimov VK-1F với lực đẩy 7440ib
Tốc độ tối đa1144km/h với trần bay 3000m
Tầm hoạt động 1080km hoặc 1670km với thùng dầu phụ
Trần bay 16600m
Tốc độ lên cao 65m/s
Trang bị vũ khí:
1x37mm Nudelman N-37 với 40 viên đạn
2x23mm Nudelman-Rikhter NR-23 với 80 viên đạn
Mang được 500kg bom hoặc thùng dầu phụ với hai mấu treo ngoài cánh máy bay.

Không quân nhân dân Việt Nam 796pxmig17so20471fc5
Máy bay tiêm kích MIG 17 này đã được Nguyễn Văn Bảy B điều khiển ngày 19/4/1972 và ném bom trúng tàu khu trục Hibi đang thực hiện nhiệm vụ pháo kích Đồng Hới.

Không quân nhân dân Việt Nam 796pxmig17so20111yr8
Chiếc máy bay tiêm kích MIG 17 mang số hiệu 2011 mà Ngô Đức Mai đã lái hôm 12/5/1967 và bắn hạ máy bay của Norman Cagadixo.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by copbien51 Thu Jul 17, 2008 3:47 pm

Máy bay tiêm kích Mig-19
Mikoyan-Gurevich MiG-19 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-19) (tên ký hiệu của NATO là "Farmer" - Tá điền) là máy bay chiến đấu thứ 3 của Liên Xô, một chỗ ngồi, gắn động cơ phản lực. Nó là máy bay đầu tiên của Liên Xô có khả năng bay với vận tốc siêu âm trên độ cao lớn. Nó tương đương với loại F-100 Super Sabre của Hoa Kỳ, MiG-19 là một loại máy bay chính được sử dụng để chống lại F-4 Phantom II và F-105 Thunderchief trong chiến tranh Việt Nam. MiG-19 được sản xuất bởi Mikoyan-Gurevich, bay thử lần đầu tiên vào ngày 18-9-1953, nó được sử dụng rỗng rãi ở nhiều quốc gia, có khoảng 8,000 chiếc đã sản xuất và nó có biến thể khác là Shenyang J-6 do Trung Quốc sản xuất và Avia S-105 do Tiệp Khắc săn xuất.

Kíp lái 1 người
Dài 12,5m
Sải cánh 2m
Cao 3,9m
Trọng lượng rỗng 5447kg
Trọng lượng cất cánh tối đa 7560kg
Động cơ 2xTumansky RD-9B với lực đẩy 31,9kN
Vận tốc tối đa 1455km/h
Tầm hoạt động 685km
Trần bay 17500m
Tốc độ lên cao 180m/s
Trang bị vũ khí:
3xNR-30 cỡ 30mm
250kg bom hoặc tên lửa không đối không (4 giá treo hai bên cánh)

Không quân nhân dân Việt Nam 800pxmikoyangurevichmigsh0
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ (không phải hình Mig-19 của không quân nhân dân Việt Nam)
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by copbien51 Thu Jul 17, 2008 4:08 pm

Máy bay tiêm kích Mig-21
Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-21) (tên ký hiệu của NATO: Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như 1: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không, 2: máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II, và 3: máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng 10,352 chiếc MiG-21 được chế tạo
Máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 là mẫu máy bay nối tiếp trong chuỗi những máy bay tiêm kích phản lực của Liên Xô, bắt đầu từ máy bay tốc độ cận âm MiG-15, MiG-17, và trên tốc độ âm thanh một chút MiG-19. Một số thiết kế thử nghiệm đạt tốc độ Mach 2 của Liên Xô đều dựa vào thiết kế khe hút không khí ở đầu mũi với cánh xuôi sau, như Sukhoi Su-7, hay kiểu cánh tam giác, trong đó MiG-21 là thiết kế thành công nhất.
Nguyên mẫu E-5 của MiG-21 thực hiện bay lần đầu tiên vào năm 1955 và thực hiện chuyến bay trước công chúng lần đầu tiên trong Ngày hàng không Xô viết tại Sân bay Tushino Moscow vào tháng 6-1955. Nguyên mẫu cánh tam giác đầu tiên, có tên gọi là Ye-4 (hay E-4) bay vào ngày 14 tháng 6-1956, và chiếc MiG-21 thành phẩm đầu tiên bắt đầu phục vụ vào năm 1959. Với một cấu hình cánh tam giác, MiG-21 là máy bay đầu tiên của Liên Xô thành công trong việc kết hợp giữa tính năng của máy bay tiêm kích và đánh chặn trong cùng một máy bay. Đây là một máy bay chiến đấu có trọng lượng nhẹ, đạt được đến tốc độ Mach 2 với một động cơ phản lực đốt nhiên liệu phụ trội có công suất nhỏ, và MiG-21 có tính năng tương đương với loại F-104 Starfighter của Mỹ và Dassault Mirage III của Pháp.
Khi MiG-21 lần đầu tiên được đưa vào hoạt động, nó đã bộc lộ vài điểm bất thường. Những tên lửa không đối không phiên bản ban đầu của nó là Vympel K-13 (tên ký hiệu của NATO AA-2 'Atoll'), không thành công trong các trận chiến, và thiết bị ngắm súng con quay hồi chuyển thường dễ dàng bị hỏng khi cơ động ở tốc độ cao, dẫn đến phiên bản ban đầu của MiG-21 là một máy bay không mấy hiệu quả. Những vấn đề này đã được sửa chữa, và trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam và các cuộc xung đột ở Trung Đông, MiG-21 đã tỏ ra là một máy bay rất hiệu quả. Mẫu MiG-21 tiếp theo thêm vào những thiết kế cải tiến thu được từ kinh nghiệm trong các cuộc chiến.
Như nhiều máy bay khác được thiết kế như những máy bay tiêm kích đánh chặn, MiG-21 có tầm hoạt động ngắn. Đây không phải là lối thoát bởi một thiết kế khuyết điểm, trên máy bay trọng tâm được chuyển về phía sau 2/3 cho trọng lượng nhiên liệu mang theo để sử dụng. Điều này có tác động đến việc máy bay mất kiểm soát, dẫn đến máy bay chỉ bay được 45 phút trong điều kiện tốt. Với thiết kế cánh tam giác, MiG-21 thể hiện đây là một máy bay đánh chặn có tốc độ bay lên xuất sắc, có nghĩa là với bất kỳ kiểu đổi hướng không chiến nào đều dẫn đến việc mất tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, trọng tải nhẹ của máy bay lại giúp cho nó, với 50% nhiên liệu và 2 tên lửa Atoll, tỷ lệ bay cao là 58,000 ft (17,670 m) một phút là có thể đạt được, điều này hơn hẳn so với F-16A được chế tạo sau này. Một phi công lão luyện và những tên lửa tốt trên MiG-21 có thể đạt được những thành tích ngang ngửa với những máy bay tiêm kích hiện đại. Sau đó, MiG-21 được thay thế bởi những chiếc MiG-23 và MiG-27 cánh cụp cánh xòe cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Tuy nhiên, không phải đến khi MiG-29 thay thế cơ bản những chiếc MiG-21 trong biên chế của Liên Xô như một máy bay không chiến cơ động cao thì nó mới có thể chống lại những kiểu máy bay chiếm ưu thế trên không của Mỹ, mà bản thân MiG-21 vẫn có thể chiến đấu chống lại các máy bay hiện đại của Mỹ mặc dù đã lỗi thời.
MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng mặc dù ở đâu đó nó có thể đã được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và điện tử đơn giản điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô. Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt, nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21 được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia của khối Đông Âu và trên toàn thế giới.
Do thiếu những thông tin ban đầu đáng tin cậy về MiG-21, những chi tiết ban đầu của nó thường gây nhầm lẫn với máy bay tiêm kích tương tự của Sukhoi cũng đang phát triển cùng thời điểm. Tạp chí Jane's All the World's Aircraft 1960-1961 đã nhầm lẫn khi miêu tả MiG-21 "Fishbed" như một thiết kế của Sukhoi, và sử dụng hình minh họa của Su-9 'Fishpot'.
Trong Chiến tranh Việt Nam:

MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam, trong thời gian diễn ra chiến tranh, nó tham gia hoạt động thường xuyên trong các nhiệm vụ. Đây là một trong số những máy bay tiên tiến nhất thời gian đó; tuy nhiên, rất nhiều phi công xuất sắc của Bắc Việt Nam lại thích lái MiG-17 hơn, do tải trọng lực nâng của cánh lớn trên MiG-21 khiến nó mất đi độ cơ động so với MiG-17. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa, và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI. MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 Thunderchief rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.
Sau khi ngứng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968, tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam dần dần đã dẫn đến việc Không quân Hoa Kỳ phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, chương trình này mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công, người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.
Không quân Nhân dân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công pháo đài bay B-52 Stratofortress, họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21MF bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào chiếc B-52. B-52 lúc đó đang bay quanh Hà Nội trong Chiến dịch Linebacker II ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam.

Kíp lái 1 người
Dài 15,76m
Sải cánh 7,15m
Cao 4,12m
Trọng lượng rỗng 5350kg
Trọng lượng cất cánh 8726kg
Trọng lượng cất cánh tối đa 9660kg
Động cơ Tumansky R-25-300 với lực đẩy 70kN
Tốc độ 2500km/h
Tầm hoạt động 450-500km
Trần bay 19000m
Tốc độ lên cao 225m/s
Trang bị vũ khí:
1xGSh-23 với cỡ nòng 23mm hoặc 1xNR-30
2000kg vũ khí với tên lửa không đối không hoặc không đối đất hoặc rocket, bom. (với các phiên bản đầu tiên chỉ mang được 2 tên lửa, các thế hệ Mig-21 sau này có 4 giá treo tên lửa)


Không quân nhân dân Việt Nam Kqvn1ia3
Đoàn không quân sao đỏ

Không quân nhân dân Việt Nam 796pxmig21f94so50201uj7
Mig-21F-94 nghỉ hưu trong bảo tàng không quân nhân dân Việt Nam
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by Văn Vương Đế Thu Jul 17, 2008 9:18 pm

Vũ khí toàn là đồ thời Trung Cổ
Văn Vương Đế
Văn Vương Đế
Hoàng Đế Đại Việt
Hoàng Đế Đại Việt

Tổng số bài gửi : 251
Age : 32
Đến từ : Quốc Tử Giám
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by copbien51 Thu Jul 17, 2008 9:44 pm

Hiện tại chỉ còn Mig-21 là còn hoạt động, hai loại Mig-17, Mig-19 đã ngừng hoạt động lâu rồi. Mig-21 của Việt Nam hầu hết đã được nâng cấp thành Mig-21bis, còn lại một số Mig-21UM dùng cho huấn luyện thôi. Trong tình trạng hiện nay chúng ta vẫn chưa đủ khả năng để thay thế mig bằng một loại khác nên số Mig-21 tuy hơi bị già nhưng vẫn được duy trì và tiếp tục nâng cấp.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by Văn Vương Đế Sat Jul 19, 2008 5:58 pm

Vậy có lạo máy bay gì hiện đại chú post lên cho anh em xem đi
Văn Vương Đế
Văn Vương Đế
Hoàng Đế Đại Việt
Hoàng Đế Đại Việt

Tổng số bài gửi : 251
Age : 32
Đến từ : Quốc Tử Giám
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by copbien51 Sun Jul 20, 2008 9:50 am

Su-22

Máy bay cường kích Su-17 (phiên bản xuất khẩu mang tên là Su-22) được phát triển từ máy bay cường kích Su-7.

Kíp lái 1
Dài 19,03m
Sải cánh: 10m (cánh cụp); 13,80m (cánh xòe)
Cao 5,13m
Trọng lượng rỗng 10767kg
Trọng lượng cất cánh 16400kg
Trọng lưỡng cất cánh tối đa 19500kg
Động cơ: 1xLyulka AL-21F-3 với lực đẩy 76,5kN-113,3kN
Vận tốc 1837km/h
Tầm hoạt động 1150km (tấn công), 2300km (tuần tiễu)
Trần bay 15200m
Vận tốc lên cao 230m/s
Lực đẩy/Trọng lượng 0,68
Trang bị vũ khí:
2xNR-30 cỡ 30mm (80 viên mỗi sung)
2 giá treo mang tên lửa không đối không R-60 (AA-Cool ở cánh
10 giá treo cứng mang 4250kg vũ khí (3 vị trí dưới cánh cố định,4-2 trên thân): bom chùm, rocket, Napan. Có thể mang tên lửa dẫn đường điện tử/quang học Kh-23, Kh-25, Kh-29, Kh-58 hoặc bom laser.

Không quân nhân dân Việt Nam Su2221ia3

Không quân nhân dân Việt Nam Su2211mc8
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Không quân nhân dân Việt Nam Empty Re: Không quân nhân dân Việt Nam

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết