LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hệ thống tình báo của Thành Cát Tư Hãn

Go down

Hệ thống tình báo của Thành Cát Tư Hãn Empty Hệ thống tình báo của Thành Cát Tư Hãn

Bài gửi by Văn Vương Đế Fri Jun 20, 2008 1:48 pm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hệ thống tình báo của Thành Cát Tư Hãn

Vào thế kỉ 13, đội binh mã gồm 20 vạn quân của Thành Cát Tư Hãn đã tung hoành suốt một dải rộng lớn từ châu Á sang châu Âu. Trong một khu vực tác chiến rộng lớn và không có bất kì một phương tiện thông tin hiên đại nào, hệ thống tình báo của Thành Cát Tư Hãn hoạt động ra sao ?


[sửa] Hệ thống tình báo "Truyền lệnh nhanh như tên"
"Truyền lệnh nhanh như tên" là hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc cơ bản nhất mà Thành Cát Tư Hãn đã đặt ra. Cuốn "lịch đại chiến tranh phương lược" ghi lại vấn đề này như sau: "Mỗi khi quân Mông Cổ xuất chinh, dọc đường đều lập ra các trạm dịch (trạm truyền tin)và huấn luyện các đội quân về cách thức truyền tin, đội quân này được coi là "dịch đệ phu". Họ có khả năng cưỡi ngựa nhanh như tên. Để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, dưới cổ của mỗi con người đeo một chiếc chuông đồng,khi người của trạm dịch nghe thây tiếng chuông đó phải lập tức chuẩn bị ngựa mới. Trong tình huống khẩn cấp, một ngày, lính truyền tin có thể đi được 400 dặm."

Lính truyền tin trong quân đội Mông Cổ được hưởng đặc quyền rất cao. Bất kể quan hay người bình thường,khi nghe thấy tiếng chuông này phải tụ giác nhường đường. Thậm chí khi ngựa của lính truyền tin đã quá mệt thì ngay cả tầng lớp vương công cũng phải cung cấp ngựa tốt nhất để anh ta sử dụng. Khi hoạt động, lính truyền tin thường dùng băng vải quấn chặt thân và đầu, cứ như thế trong trạng thái dở sống dở chết, ăn uống ngay trên lưng ngựa. Thành Cát Tư Hãn đã dựa vào những người lính này để thu thập tin tức đầy đủ nhất từ khắp những nơi có xảy ra sự kiện. Trong thời kì chinh phục Hoa Thích Tử Mô, Thành Cát Tư Hãn cũng dựa vào đội quân này để chỉ huy tác chiến.

Trước các cuộc viễn chinh, Thành Cát Tư Hãn luôn phái Thuật Xích và Triết Biệt tiến hành trinh sát chiến lược. Đội quân truyền tin cùng với họ phải men theo các khe núi giữa cao nguyên Pamia và dãy Thiên Sơn trên nững con đường tuyết phủ dày hàng trượng. Do đó phải dùng da trâu để bọc chân ngựa, còn mình thì mắc áo da hai lớp. Để giữ thân nhiệt, lính truyền tin phải chích huyết quản của ngựa để hút máu nóng, sau khi hút thì đóng lại. Những người lính này phải trải qua bao gian nguy như vậy để duy trì đường dây liên lạc từ chỗ Thuật Xích và Triết Biệt cho Thành Cát Tư Hãn và ngược lại. Trong cuộc chiến chinh phạt châu Âu, việc cung cấp tin tức kịp thời từ ngoài chiến trường cách hàng nghìn cây số và những tin tức tình báo, mệnh lệnh chuẩn xác của quân đội này trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ đúng là một kì tích. Cũng chính nhờ mạng lưới thông tin được thông suốt,kịp thời mà Thành Cát Tư Hãn có thể chỉ huy đội quân cách hàng nghìn dặm cơ động nhanh chóng để thực hiện chiến thuật "vu hồi".


[sửa] Mạng lưới thông tin từ các thương nhân
Thực hiện chỉ huy tác chiến không thể tách khỏi các tin tình báo tin cậy. Giữa Thành Cát Tư Hãn và các thương nhân có một mối quan hệ đặc biệt. Ông rất thích đàm đạo cùng các thương nhân ghé qua doanh trại của mình và hạ lệnh cho các thương nhân đều phải chọn hành trình đi ngang qua khu vực đóng quân. Các thương nhân không chỉ có thể buôn bán kiếm tiền trong khu vực của Đại Hãn mà đôi lúc còn được Thành Cát Tư Hãn ban những tặng phẩm rất có giá. Ông ta thường xuyên mời các thương nhân vào trong lều của mình uống trà sữa, do đó các thương nhân này coi đây là sự ban thưởng rất cao quý. Thông qua các cuộc trò chuyện cùng các thương nhân mà Thành Cát Tư Hãn có thể tìm hiểu được tình hình trên thế giới và thu thập được nhiều tin tức tình báo quý giá khác.

Năm 1208, sau 20 năm chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn Đã thống nhất được các bộ lạc trên thảo nguyên và thành lập nên Đại quốc Mông Cổ. Lúc đó nước Kim trở thành mục tiêu chinh phục tiếp theo. Do vậy ông ta rất chú ý đến các tin tức có liên quan đến đất nước Kim từ lời kể của các thương gia. Ông ta càng nghe càng thấy nước Kim không phải là "một kẻ tầm thường". Đó là một đất nước hết sức giàu có: trên các con sông dài xây dựng những cây cầu đá phẳng, hai bên bờ sông là những tòa nhà rất lớn; mọi người không cưỡi ngựa mà đi trên đường với những cỗ xe màu hoàng kim. Các vật phẩm vô cùng nhiều và đẹp,điều đó chứng tỏ sức mạnh kinh tế của nước này rất lớn. Các thành phố của nước Kim rất to và dân số rất đông. Nếu đem hết dân Mông Cổ sang đây thì môt thành phố nước Kim cũng chứa hết. Về mặt quân sự, tường các thành của Kim được xây rất cao, không một con ngựa nào nhảy qua được và không ai có thể trèo qua được. Mỗi khi có chiến tranh, nước này không cần tuyển thêm quân vì đã có đội quân thường trực rất lớn mạnh, hơn nhiều lần so với đội quân của Thành Cát Tư Hãn.

Căn cứ vào những gì nghe thấy từ các thương nhân, Thành Cát Tư Hãn cũng nhận ra rằng nếu chỉ dùng các hình thức tấn công thông thường thì không thể tiêu diệt được nước Kim. Do đó Thành Cát Tư Hãn đã bắt tay vào việc chuẩn bị cho trận đánh lớn sau này. Ông ta đã liên tục chỉ huy quân đội diệt Kim trong suốt 16 năm cuối đời mình. Cuối cùng con trai ông ta là Oa Khoát Đài cũng đã hoàn thành được tâm nguyện của cha - tiêu diệt nhà Kim bằng những chiến lược do ông vạch ra, tức là đánh vu hồi theo quy mô lớn vây chặt các thành phố và quan ải, nơi được phòng thủ hết sức chặt chẽ, sau đó chọc thẳng vào kinh đô Đại Lương.


[sửa] Đội quân trinh sát chiến lược dũng mãnh
Là dân du mục,hai mùa xuân thu trong năm, người Mông Cổ di chuyển đàn gia súc của mình đến khu chăn thả mới. Đó cũng là thời điểm nguy hiểm nhất, có thể bị các bộ lạc tấn công bất kì lúc nào.

Do đó trước khi di chuyển, Thành Cát Tư Hãn luôn cử một đội quân trinh sát cực mạnh đi trinh sát theo đội hình cánh quạt. Họ có nhiệm vụ tìm ra bãi chăn mới,sau đó tìm kiếm nguồn nước,xem xét tình hình xung quanh rồi gài người ở lại thu thập tình hình. Phía sau đội trinh sát bao giờ cũng là đội lính chiến đấu rất mạnh. Thành Cát Tư Hãn đã vận dụng những thói quen này vào lĩnh vực quân sự.Mỗi khi xuất chinh Thành Cát Tư Hãn luôn phái đội trinh sát chiến lược đi trước để báo cáo kịp thời những tin tức mới trong quá trình giao chiến giúp Đại hãn đưa ra những quyết sách sát thực tế nhất,vì thế đội quân của ông ta luôn dành thắng lợi trong tuyệt đại đa số các trận đánh khi ông ta còn sống.
Văn Vương Đế
Văn Vương Đế
Hoàng Đế Đại Việt
Hoàng Đế Đại Việt

Tổng số bài gửi : 251
Age : 32
Đến từ : Quốc Tử Giám
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết