LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chế Bồng Nga

Go down

Chế Bồng Nga Empty Chế Bồng Nga

Bài gửi by Văn Vương Đế Fri Jun 20, 2008 8:47 pm

Chế Bồng Nga, hay Che Bonguar, (tên thật là Po Binasor hay Po Bhinethuor) là niên hiệu của vị vua thuộc vương triều thứ 12 của nhà nước Chiêm Thành. Trong thời kỳ ông cầm quyền, nhà nước Chiêm Thành rất hùng mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Không rõ ngày tháng năm sinh cũng như ngày tháng mất của ông, chỉ biết rằng ông bị giết năm 1390 khi đang đem quân tấn công Thăng Long lần thứ 4.

[sửa] Lịch sử
Năm 1360, vua Trà Hoa Bồ Đề (con rể vua Chế A Nan) qua đời, em vua Chế A Nan là Po Binasor được triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Chế Bồng Nga. Chế Bồng Nga là một vị tướng tài, chỉ huy nhiều trận đánh vào lãnh thổ Đại Việt. Vừa lên ngôi, ông liền tổ chức lại quân đội, chuẩn bị chiến tranh với nhà Trần, khi đó đã suy yếu rất nhiều vì những ông vua hôn quân vô đạo như Trần Dụ Tông, nhằm tái chiếm những phần lãnh thổ đã bị mất trước đó. Những tù trưởng và bộ lạc người Thượng trên Tây Nguyên theo Chế Bồng Nga rất đông.

Từ năm 1360 đến 1390, quân Chiêm Thành ra vào lãnh thổ Đại Việt như chốn không người. Dân cư Đại Việt lập nghiệp dọc các vùng bờ biển Bố Chánh, Tân Bình, Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) khổ sở trước nạn binh đao. Từ 1371 đến 1383, quân Chiêm đã 3 lần chiếm đóng Thăng Long và năm 1390, lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, thì Chế Bồng Nga bị tử trận, chấm dứt một trang hùng sử. Có thể nói trong vòng 30 năm, Chế Bồng Nga đã khôi phục lại những vùng đã mất từ hơn 300 năm trước đó (Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh bị mất năm 1069; châu Ô, châu Rí năm 1306).


[sửa] Các lần tấn công Đại Việt
Sách Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (gọi tắt là Cương mục) chép:

Lần thứ nhất: "Năm 1361 ...tháng 3, Chiêm Thành vào cướp phủ Lâm Bình. Quan quân đánh bại được địch. Năm 1365, tháng giêng, Chiêm Thành cướp bắt dân Hoá Châu. Năm 1366...tháng 3, Chiêm Thành lấn cướp phủ Lâm Bình. Phạm A Song đánh phá được địch. Năm 1367...tháng 12, Trần Thế Hưng và Đỗ Tử Bình đi đánh Chiêm Thành, bị thua. Năm 1368...tháng 2. Sứ Chiêm Thành đến. Vua nước Chiêm Thành sai bầy tôi sang đòi đất cũ Hóa Châu. Năm 1371...tháng 3 nhuận. Chiêm Thành vào cướp kinh đô. Vua chạy sang huyện Đông Ngàn. Người Chiêm bắt con trai, con gái, cướp bóc ngọc lụa, của cải, thiêu đốt cung điện, đồ thư và sổ sách. Kinh thành, vì thế, hết sạch sành sanh. Từ đấy, năm nào, Chiêm Thành cũng thường vào xâm lấn khuấy nhiễu; do đó biên giới mới xảy ra lắm việc. Năm 1376...tháng 5. Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu...Tháng 12, vua tự làm tướng, đi đánh Chiêm Thành."
Lần thứ hai: "Năm 1377 tháng giêng, vua kéo quân vào đánh Chà Bàn, bị thua, mất ở vòng trận...Tháng 6. Chiêm Thành vào cướp kinh đô, mặc sức cướp bóc vơ vét."
Lần thứ ba: "Năm 1378 tháng 5, Chiêm Thành cướp kinh đô. Đỗ Tử Bình chống giữ, nhưng chống không nổi. Quân giặc xâm phạm kinh đô: cướp của, bắt người, rồi rút về. Năm 1380 tháng 2, Chiêm Thành lấn cướp Nghệ An, Thanh Hóa. Tháng 5, Lê Quý Ly đánh bại được quân Chiêm. Chế Bồng Nga thua trận, trốn về. Năm 1381, tháng 3, sai thiền sư Đại Than đem các nhà sư đi đánh Chiêm Thành. Binh lực nhà Trần đã mỏi mệt, kiệt quệ. Năm 1382 tháng 2, Chiêm Thành cướp Thanh Hóa. Quan quân đánh bại được giặc. Năm 1383 tháng 6, Chiêm Thành cướp phủ Quảng Oai. Lê Mật Ôn đi chống giữ, nhưng bị thua. Thượng hoàng phải tránh sang Đông Ngàn."
Lần thứ tư: "Năm 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa. Sai Quý Ly đem quân đi chống cự. Bị thua, Quý Ly trốn về. Tháng 11. Quân Chiêm Thành xâm phạm đến Hoàng Giang. Trần Khát Chân đem quân chống cự. Năm 1390 tháng giêng, Trần Khát Chân đánh cho quân Chiêm Thành thua to ở Hải Triều, giết được chúa nước ấy là Chế Bồng Nga." (Chế Bồng Nga bị tướng dưới quyền bán nước phản bội)

[sửa] Sự suy tàn của nhà nước Chiêm Thành
Chế Bồng Nga chết, quân Chiêm như rắn không đầu, bị rối loạn và bị sát hại rất nhiều. Các vùng đất dưới ảnh hưởng Chiêm Thành đều được nhà Trần thu hồi. Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly sau này) kinh lý các vùng đất Hóa Châu và Thuận Châu, tổ chức lại việc phòng thủ và cho xây dựng lại những nơi bị tàn phá. Phan Mãnh được bổ nhiệm cai trị hai xứ Tân Bình (một phần tỉnh Quảng Bình) và Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế và bắc thành phố Đà Nẵng ngày nay). Nhà Trần đưa dân chúng từ các vùng trung du, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã vào định cư tại Tân Bình và Thuận Hóa. Cái chết của Chế Bồng Nga đã mở đầu cho một sự xuống dốc không phanh của nhà nước Chiêm Thành. Từ đó trở đi, Chiêm Thành ngày càng bị thu hẹp lãnh thổ xuống phía nam. Sau trận chiến năm 1471 của vua Lê Thánh Tông thì nhà nước Chiêm Thành đã suy yếu đến mức gần như không còn được nhắc đến trong sử sách.
Văn Vương Đế
Văn Vương Đế
Hoàng Đế Đại Việt
Hoàng Đế Đại Việt

Tổng số bài gửi : 251
Age : 32
Đến từ : Quốc Tử Giám
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết