LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

Go down

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh! Empty Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

Bài gửi by pt1506 Sat Jun 21, 2008 8:53 pm

Sáng mãi đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh




Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-2007), Bộ Chính trị đã quyết định tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Người kiến trúc nên Nhà nước Cách mạng Việt Nam. Nói đến Bác, là chúng ta nhớ ngay đến tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Người. Một nhà lãnh đạo đã nói: Để hiểu sự nghiệp Hồ Chí Minh, chúng ta hãy đến với con người Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch là một thiên tài kiệt xuất. Cái cốt tử trong thiên tài của Bác là đạo đức cách mạng.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc và người cộng sự gần gũi nhất của Bác Hồ đã nói: “Ở gần Bác, tôi thấy một nét nổi bật của Bác là rất coi trọng phẩm chất con người, suốt đời chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra thời đại mới của dân tộc Việt Nam, hình thành con người Việt Nam mới với những giá trị tư tưởng và tinh thần cao quý. Xã hội Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là xã hội đề cao các giá trị tinh thần, những quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Trong xã hội ấy, tiêu biểu là những chiến sĩ dũng cảm bảo vệ Tổ quốc, những con người lao động nhiệt tình xây dựng đất nước, những con người quên mình chăm lo cho lợi ích chung của nhân dân.
Những lần gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ và nhân dân, Bác đã nói: “Cũng như sông, có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo... Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Ngày 19-5-1946, một đoàn cán bộ của Ban vận động Đời sống mới vào chúc thọ Bác. Nhân lúc trò chuyện, một nhà văn lão thành thưa với Bác:
- Thưa cụ, hôm nay đến chúc thọ cụ Chủ tịch, xin cụ cho Ban đời sống mới chúng tôi một khẩu hiệu, để Ban chúng tôi vận động nhân dân thực hiện.
Bác Hồ vui vẻ, Người nói:
- Khẩu hiệu ư ? Thế thì khẩu hiệu đó là: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”
Sau một phút suy nghĩ, nhà văn lão thành nói:
- Thưa cụ Chủ tịch, khẩu hiệu đó rất hay, nhưng nghe nó cổ cổ thế nào ấy ạ!
Bác Hồ cười:
- Ơ hay, sao lại cổ ? Các cụ ta xưa nay ăn cơm, bây giờ chúng ta ăn vẫn ngon. Cái hay của tổ tiên thì chúng ta phải học.
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. Vì vậy, Bác Hồ đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, từ tác phẩm Đường Kách Mệnh đến Bản Di chúc cuối cùng của Người.
Trong bài báo “Cần kiệm liêm chính” in trên 4 số Báo Cứu Quốc tháng 5 và tháng 6 năm 1949, Bác Hồ viết: “Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được”. Bác dẫn lời: “Cụ Khổng Tử nói: Người mà không liêm, không bằng súc vật. Cụ Mạnh Tử nói: Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy ! Vì thế cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.
Một điểm nổi bật trong đạo đức cách mạng của Bác Hồ, đấy là lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân. Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Bác đều vì lợi ích của nhân dân. Người luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của nhân dân và suốt đời gắn bó với nhân dân. Theo số liệu của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh thì trong 10 năm (1955 - 1965) Bác Hồ đã đi xuống cơ sở hơn 700 lần.
Một nhà văn đã viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, bên cạnh cái ao nuôi cá làm “cung điện” của mình. Lại nhớ khi ngôi nhà sàn làm xong, Bác tổ chức liên hoan, mời anh em công nhân ăn kẹo, uống nước. Bác nói:
- Cái nhà Toàn quyền kia hàng trăm người phải làm trong 6 năm mới xong, còn nhà của Bác các chú chỉ làm trong 1 tháng là xong. Thế là nhanh và tốt. Nhưng còn một khuyết điểm, các chú có biết là khuyết điểm gì không?
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh thưa với Bác:
- Thưa Bác, so với ý Bác dặn thì ngôi nhà có to hơn ạ.
Bác bảo:
- Chú nói đúng. Nước ta chưa giàu, dân ta còn nghèo, chưa đủ nhà ở. Bác ở thế này là tốt lắm rồi. Các chú không phải lo cho Bác. Rồi Bác nói nhỏ với kiến trúc sư:
- Chủ tịch nước ở cái nhà bé thế này, để Chủ tịch tỉnh ở cái nhà to hơn một chút là vừa!
Mùa rét, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác mặc đã nhiều năm, bông đã xẹp không ấm nữa, cái vỏ bọc ngoài đã phai màu, lại rách ở vai. Bác bảo vá lại cho Bác. Nhân dịp này, anh em không dám nói thay áo khác, chỉ xin Bác cho thay cái vỏ bọc ngoài cho mới. Bác bảo:
- Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy. Sao chú lại dám bỏ cái phúc ấy đi ?
Bác còn nói thêm: “Bây giờ nhiều cụ già ở nông thôn có được cái áo bông này là quý lắm đấy chú ạ”. Hiện nay cái áo bông vá vai ấy vẫn còn trong bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bác cũng thường nói với anh em cấp dưỡng:
- Các chú làm thức ăn cho Bác ít thôi. Bác ăn không hết, để người khác ăn thì không nỡ, mà đổ đi thì phí.
Hồi Bác còn ở ngôi nhà cũ của người thợ điện, thấy nóng bức, anh em ngoại giao ở nước ngoài mua gửi về biếu Bác một chiếc điều hòa nhiệt độ. Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ lên bảo:
- Chiếc máy này tốt đấy chú ạ, các chú nên đem đến cho quân y viện hoặc trại điều dưỡng thương binh. Hôm trước, Bác đến thăm thấy các chú ấy ở nóng lắm. Còn Bác thì chưa cần, Bác ở thế này là tốt rồi.
Điều làm chúng ta cảm động là khi nói đến nhà ở, đến áo mặc, Bác đều nghĩ đến nhân dân. Một lần, một nhà văn nữ nước ngoài vào thăm khu nhà Bác ở. Lúc ấy Bác đã mất, thấy ngôi nhà giản dị quá, nhà văn xin phép được mở cái tủ áo của Bác. Và khi nhìn thấy trong chiếc tủ gỗ đơn sơ chỉ treo vẻn vẹn có vài ba bộ quần áo ka ki đã bạc màu, bên dưới là một đôi dép cao su đen... Thế là bà ta lấy khăn lau nước mắt.
Trong bài thơ “Người chẳng có gì riêng” nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
“Giấu mình đi, Người không làm phiền ai tất cả
Dép một đôi, áo quần vài bộ
Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài
Người không một mảnh vườn riêng
Một đứa con riêng - Người chẳng có
Chỉ có vầng trăng chia đều cho cháu nhỏ
Và hát chung cùng nhân dân bài hát
Kết Đoàn!”
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh còn được thể hiện bằng tấm lòng nhân ái, yêu thương con người. Nhận được quà biếu của đồng bào, dù là chiếc áo len hay chai mật ong... Bác đều gửi biếu lại các cán bộ ở gần Bác, hoặc gửi biếu các chú thương binh. Nhận được điện thoại gọi đến, biết người quen Bác đều hỏi thăm sức khỏe rồi mới bàn công việc. Bác không bao giờ dùng chữ cho, chỉ nói tôi biếu các cụ hoặc tặng các cháu nhỏ.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh! 20070821-BacvoithieunhiHaBac
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi Hà Bắc khi Người về thăm và chúc tết đồng bào, bộ đội. Tết Đinh Mùi.
Tháng 2-1967, trong Di chúc của Người, ngoài việc dặn dò mọi người phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết nhất trí, đoàn kết và thống nhất, Bác căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Song điều làm ta phải suy nghĩ và xúc động là Bác đã dặn dò cả việc đối với những nạn nhân của xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì Nhà nước ta vừa phải giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên người lương thiện. Có thể nói trong muôn vàn tình thương yêu của Người, Bác Hồ không để sót một ai, không quên một ai, có quên chăng là chỉ quên mình!
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực hiện từ ngày Kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (3-2-2007) cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng. Cuộc vận động lớn này, sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội... Đây chính là những hành động thiết thực nhất để kỷ niệm ngày thành lập Đảng ta.
(Nguồn: Báo điện tử Cần Thơ)

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh! Empty Đây là bài dự thi Kể chuyện Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của PT!

Bài gửi by pt1506 Sat Jun 21, 2008 10:22 pm

Đây là bài dự thi Kể chuyện Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của PT!

ĐỀ CƯƠNG HỘI THI
KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH!
Thí sinh: Nguyễn Ngọc Hà

[size=13]Kính thưa Ban giám khảo! Thưa các quý vị đại biểu cùng toàn thể Hội thi!

Hồ Chí Minh
Người lính già,
Đã quyết chiến hy sinh
Cho Việt Nam độc lập,
Cho thế giới hòa bình!
Người đã sống năm mươI năm vũ bão
Vì nhân loại Người quyết dâng xương máu,
Vì giang sơn Người quyết dứt gia đình!

Những câu thơ trong bài “Hồ Chí Minh” của nhà thơ Tố Hữu làm thức dậy trong lòng mỗi chúng ta tình cảm nhớ thương và lòng biết ơn sâu sắc Bác Hồ; Vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, vị lãnh tụ thiên tài, người chiến sĩ kiên cường của phong trào Cộng sản Quốc tế, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã hiến dâng cả cuộc đời cho độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã Hội; cho sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh - Người là một vĩ nhân, mà vĩ nhân thì bao giờ cũng sống mãi với thời gian, sống mãi với non sông đất nước, với nhân dân và nhân loại. Sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của người mãi mãi là tấm gương cho bao thế hệ chúng ta học tạp và làm theo. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn chứa đựng 1 ý nghĩa rất sâu sắc về lý luận và thực tiễn. Người đã vĩnh viễn ra đi nhưng Người đã để lại cho muôn đời sau những tấm gương đạo đức mà mỗi khi chúng ta soi vào đấy là ta sẽ thấy tâm hồn ta như được trong sáng hơn, hành vi của ta như được tốt đẹp hơn, con người ta như được nâng cao hơn. Bởi vì tấm gương của một bậc vĩ nhân nhưng lại rất đỗi bình dị, rất đỗi đời thường mà bất cứ ai trong mỗi chúng ta đều có thể học tập tự hoàn thiện được chính mình, để rồi được trở thành người công bộc trung thành của nhân dân, người lao động có ích cho xã hội, và là người con hiếu hạnh của gia đình.
Bác dạy: “Trong đầu óc mỗi người chúng ta đều luôn có sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, chúng ta hãy cùng nhau đáu tranh vượt qua cái Ác, chiến thắng cái Ác, vượt qua bản thân, chiến thắng bản thân, để luôn được vươn tới cái Thiện, đạt được cái Thiện và cả xã hội đều làm việc thiện, thì mới mong xây dựng được 1 nhà nước Việt Nam ngày càng phát triển và phồn thịnh, để rồi đến lúc nào đó sẽ có dịp chúng ta được báo công với Bác mà lòng không cảm thấy thẹn với lòng.
Giờ đây, trong bối cảnh tình hình của đất nước vừa có những cơ hội lớn lại không ít những thách thức rất gay go, thì việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đã trở thành 1 nhu cầu cấp bách và lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất,
Thiếu một Đức thì không thành người."

Lời Bác dạy thật giản dị, thật gần gũi, thân thương mà lại vô cùng sâu sắc và thấm thía. Quả đúng vậy! Cần - Kiệm - Liêm - Chính đều là những đức tính cao đẹp, cả bốn đức tính ấy có mối liên hệ mật thiết với nhau mà không thể thiếu đi một đức tính cao đẹp nào trong một con người hoàn thiện, Cả cuộc đời Người là một tấm gương trong sáng về đức tính Cần - Kiệm - Liêm - Chính . Và Tiết kiệm không phải là cách để Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng hình ảnh tốt đẹp của một chính trị gia trong công chúng mà Người tiết kiệm là bởi nghĩ đến những đồng bào của mình còn nghèo khổ, đất nước mình còn khó khăn. Theo đó không chỉ cả dân tộc Việt Nam ta tha thiết kính trọng Bác mà Bác còn được ngưỡng mộ và làm rung động trái tim nhiều thế hệ nhân loại tiến bộ:
"Giấu mình đi, Người không làm phiền ai cả,
Dép một đôi, áo quần vài bộ,
Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài
".
(Thơ: Chế Lan Viên)
Cuộc đời của Người là 79 mùa xuân sáng ngời lý tưởng đạo đức cách mạng, tấm lòng cao cả bao la. Người đã dạy chúng ta Cần phải Kiệm. Vậy Kiệm là gì? Thưa rằng: Kiệm chính là tiết kiệm, là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, không hình thức. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Tiết kiệm đó là: Tiết kiệm về tiền bạc của dân, của nước, của cá nhân mình; Tiết kiệm về sức lực; Tiết kiệm về nguyên nhiên vật liệu; Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn và đặc biệt là tiết kiệm về thời gian, dù là của mình hay thời gian của người khác. Cái giá của thời gian là lớn lao vô cùng trong cuộc sống hữu hạn của con người. Thời gian đã qua đi chúng ta sẽ không bao giờ níu kéo lại được. Do vậy, Bác rất quý trọng thời gian, Bác đã dạy: "Việc gì đáng làm trong 1 giờ mà kéo dài 2, 3 giờ là xa xỉ.". Và để hiểu rõ thêm về sự quý trọng thời gian của Bác là như thế nào, tôi xin mời các đ/c cùng nghe qua một mẩu chuyện về gương tiết kiệm thời gian của Người, đó là mẫu chuyện "Thời gian quý báu lắm!", câu chuyện không chỉ nói lên đức tính Kiệm của Bác mà nếu ai đó đã đọc nhiều lần sẽ thấy rằng nó còn bao hàm tất cả các tư tưởng về đạo đức của Người. Câu chuyện được trích trong cuốn "117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh " do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

"Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen "tự bạch" và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông. Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Ngời ghét nhất, "ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ. Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: ma to, suối lũ, ngựa không qua đợc. Bác bảo: " Chú làm tớng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu?. Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phơng án, nên chú đã không giành đợc chủ động."
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Tha Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 ngời đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: "mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá". Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người. Về sau, anh em được biết: Giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác... Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!".
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân"."

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh! Empty Re: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

Bài gửi by pt1506 Sat Jun 21, 2008 10:23 pm

(Lại phải cắt đoạn rồi! Lỗi Too big Messenger!)

Qua câu chuyện nhỏ nhưng giá trị lớn, sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để cho chúng ta soi vào mà học tập và làm theo. Đọc những mẫu chuyện của Người cách đây hơn nửa thế kỉ nhưng khi liên tưởng đến thực tiễn, chúng ta thấy vẫn cần được nhắc nhở, cần được ôn tập cho những thế hệ cán bộ công nhân viên chức kế thừa, ở mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, không ít ở các cơ quan đơn vị, tình trạng lãng phí thời gian vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự buông lỏng trong quản lý giờ giấc và lề lối làm việc thiếu nghiêm túc của một số nơi đã tạo điều kiện cho không ít nhân viên tự lãng phí thời gian của mình, tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều và khá tinh vi. Có những cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng giờ nhà nước để làm việc cá nhân, có những người vừa đến cơ quan là ngồi ngay ngắn vào bàn nhưng không phải để làm việc mà để vào mạng "chát chít" với bạn bè, cũng có người hễ bước chân đến phòng làm việc kêu nhiều việc, thiếu thời gian để hoàn thành, nhưng những người này lại có thừa thời gian để tán dóc hàng giờ liền ... Vẫn biết thời gian là vàng ngọc, nhưng vàng, ngọc mất đi còn có thể tìm lại được, chứ để thời gian trôi đi một cách vô ích thì chúng ta sẽ mãi mãi không bao giờ tìm lại được. Vì vậy, học tập tấm gương đạo đức Cần - Kiệm - Liêm - Chính của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta cần xem lại mình, hãy biết quý trọng hơn nữa thời gian, biết tận dụng thời gian để làm việc có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
Tính nhân văn và sự giản dị của Bác "Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón" hình ảnh cao quý đó như hòa quyện vào trogn lòng dân tộc, không bao giờ rời xa quần chúng và như luôn nhắc nhở mọi người phải Cần - Kiệm - Liêm - Chính, Chí công - Vô tư. Những đức tính đó, theo tôi nghĩ chúng ta phải học Bác suốt đời và đặc biệt hơn với doanh nghiệp chúng ta, nếu mọi người không CẦN thì năng suất lao động sẽ giảm đi, không KIỆM thì phát sinh tăng chi phí, không LIÊM thì không những tài sản công sẽ mất đi mà còn đánh mất luôn lực lượng sản xuất và nếu chúng ta không CHÍNH thì uy tín của Ngành ta sẽ không tồn tại trong mắt các khách hàng.
Bài học đúng giờ không chỉ là bài học của "người Nhà nước" mà còn là bài học của "người có văn hóa". Bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó luôn có ý thức rèn luyện và hành động cho đúng trong học tập, trong công việc và trong nếp sống hàng ngày.
"... Mặt trời lặn, Mặt trời mang theo nắng
Bác ra đi để ánh sáng cho đời ..."
(Phạm Tiến Duật)
Thiết nghĩ mỗi người cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên thanh niên phải luôn thấm nhuần tư tưởng của Bác, xem "đạo đức là cái gốc của người làm cách mạng" ví như ngọn nguồn của sông, như gốc rễ của cây. Phải luôn xem đó là trái tim, là khối óc của bản thân, để được chăm sóc và nuôi dưỡng hằng ngày, hằng giờ, như Bác từng dạy "Đạo đức cách mạng khôgn phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà, đòi hỏi mỗi cán bộ, mỗi Đảng viên, công chức, viên chức chúng ta phải có tác phong công nghiệp nhanh nhạy, có ý thức trách nhiệm cao; có tính kỉ luật nghiêm; thực hiện đúng giờ giấc làm việc; không quan liêu; không tham nhũng; không xa hoa, không lãng phí, không hủ hóa; có được như vậy thì hiệu quả và chất lượng công việc mới được nâng cao hơn.
"... Tôi như chim nhỏ giữa rừng
Bác như nắng đẹp sưởi hồng ban mai ..." (Quê Bác - Nguyễn Trọng Oánh)
Thế hệ chúng tôi, và Tôi sinh ra chẳng may chưa một lần được gặp Bác, chúng tôi chỉ hình dung Bác, mường tượng Bác qua những câu chuyện kể, những bài thơ, qua những bức chân dung, những thước phim tư liệu quí giá, nhưng thế hệ chúng Tôi luôn nhớ đến Bác với một tình cảm thiêng liêng, rất gần gũi và sâu thẳm trong tâm hồn tôi vẫn luôn nhận thấy được sự cao thượng tuyệt vời trong tư tưởng, đạo đức của Người, Người là tấm gương trong sáng nhất, cụ thể nhất, gần gũi nhất mà mọi người chúng ta đều có thể soi mình vào để mà học tập, để mà làm theo bởi: " ... Bác cho con má hồng đào
Cho con mắt sáng như sao cuối trời
Cho con phần đất phần đồi
Cho con cả một ngày mai thanh bình ..."
(Mẹ con - Nguyễn xuân xanh)
Chúng ta hãy cùng nắm chặt tay nhau, cùng nói không và cùng cự tuyệt với việc sai giờ trễ hẹn, cùng nhau tiết kiệm thời gian, tiết kiệm vật tư, tiết kiệm tiền của ..., vì Kiệm là một trong bốn đức mà con người chúng ta cần phải có, Thiếu một đức thì không thành người - đó là lời dạy của Bác và đó cũng chính là cách tốt nhất, thiết thực nhất để mỗi chúng ta cùng nhau thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết thúc câu chuyện về Bác Hồ, tôi xin lấy bài học về tinh thần đoàn kết của Bác để gởi đến tất cả các đồng chí, đồng nghiệp một lời tâm sự. Vì rằng trong giai đoạn hiện nay, tất cả chúng ta đang đứng trước một sự thay đổi lớn lao, nên hơn bao giờ hết tôi mong muốn mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết chí một lòng đồng thuận sẽ là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, tạo nên sức mạnh bội phần hướng tới tương lai ngày mai tiếp tục phát triển bền vững và ổn định. Và ngay hôm nay, tất cả các đồng chí ơi, hãy cùng tôi, tất cả chúng ta hãy:
" ... Xin hẹn cùng Người vươn tới mãi,
Vững như muôn dải ngọn Trường Sơn
...) (Theo chân Bác - Tố Hữu)
Tôi Xin chân thành cảm ơn!

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh! Empty Re: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết