LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

2 posters

Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by copbien51 Tue Jun 24, 2008 8:58 pm

Trận thủy chiến Salamine: (480TCN)
Salamine là tên một hòn đảo ở Hy lạp. Nơi đây đã diễn ra một trận thủy chiến lớn. Năm 490 TCN, vua Darius sai con là Xeres đem quân thôn tính Hy lạp. Sau cuộc chiến diễn ra ở Marathon, quân Ba từ đã thua đau phải rút chạy về nước. Năm 480 TCN, Quân Ba Tư tiến vào Địa Trung Hải và tấn công Hy lạp. Mục đích ban đầu là đánh chiếm thủ đô Athens.
Đoàn thuyền chiến của Ba tư có 1200 chiếc chạy dọc theo bờ biển Thessali tiến xuống quần đảo phía bắc mỏm Eubee, nơi có những chiến thuyền của Hy Lạp… Xerces cho dàn thuyền thành tám hàng trong đêm tối, nhưng khi bố trí xong thì trời vừa sáng và một cơn giông bão ập tới phá tan hàng trăm chiến thuyền Ba tư, hàng trăm chiến thuyền khác bị chìm và dạt vào bờ. Chỉ còn lại 800 chiếc thuyền, Xerces cử nữ hoàng Halicarnasse, đồng thời là nữ tướng Artemise chỉ huy năm chiến thuyền bất ngờ tấn công Hy lạp. Hạm đội Hy lạp bị thua, Artemise bắt được một chỉ huy của Hy lạp và buộc vào mũi thuyền, cắt cổ cho máu chảy xuống biển để tạ ơn thần. Thừa thắng, đại quân Ba tư kéo xuống phía đông mỏm Eubee. Nhân trời tối quân Hy lạp tổ chức phản công lại quân Ba tư, đối phương chủ quan khinh địch, không kịp trở tay, bị đắm hơn 30 chiến thuyền và phải chạy ra biển và bị bão giông làm đắm nhiều chiến thuyền khác. Sau ba ngày quân Ba tư trở lại mỏm Eubee, nhưng họ lại bị thua và rút về cảng Sepia. Quân Hy Lạp nhận thêm viện binh, truy kích Ba tư. Trận cuối cùng diễn ra ở Salamine, quân Hy lạp đại thắng, chiến thuyền Ba tư bị đắm gần hết, một số bị bắt làm tù binh. Xerces hạ lệnh giết hết tù binh, trong đó có cả đô đốc Ariabiagne là em trai của Xerces.
Chiến thắng của Hy lạp đã đập tan mộng tưởng chinh phục châu âu của Ba tư. Đây là trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử cổ đại và đã đưa danh tiếng Themistocle lên hàng danh tướng thế giới cổ đại.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Re: Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by GiaCatLuuVan Tue Jun 24, 2008 9:00 pm

Cuộc tấn công vào Trân Châu cảng là một sự kiện quan trọng trong đệ nhị thế chiến, trong đó Nhật Bản đã bất ngờ tân công vào cảng quân sự của Hoa Kỳ đóng tại quần đảo Hawaii vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 năm 1941. Đây là một cuộc tấn công với quy mô lớn, và thực sự bất ngờ với Hoa Kỳ; gây tổn thất nặng nề cho quân đội Hoa Kỳ tại Hawaii. Đặc biệt trong trận đánh này, quân Nhật đã sử dụng một đội phi công cảm tử ( phi đội Thần Phong Kamikaze) và một loại ngư lôi mới có khả năng di chuyển ở một mực nước khá thấp[cần dẫn chứng]. Đây cũng là các yếu tố mà phía Mĩ không lường trước được,nên hạm đội Trân Châu Cảng ở đây hầu hết đã bị tiêu diệt.Sau trận chiến này quân Nhật đã mở rộng khu vực chiến sự của mình ra cả vùng Thái Bình Dương


Cuộc chiến tranh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã mở đầu bằng thảm bại của quân đội Mĩ ở quân cảng Trân Châu. Ở đây tập trung chủ lực hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ nhắm gây sức ép đối với Nhật tại cuộc đàm phán ở Oasinhtơn. Nhưng đối với Nhật Bản, đó lại là 1 dịp tốt để giáng cho quân Mĩ một đòn quyết định Những ngày cuối năm 1940, 1 phái đoàn ngoại giao của Nhật Bản đến Oasinhtơn (Hoa Kỳ) để đàm phán với chính phủ Mĩ về giải pháp cho những vấn đề tranh chấp giữa Mĩ – Nhật tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phái đoàn Nhật tỏ thái độ hòa nhã, nhân nhượng, nhưng lại nêu lên nhiều chi tiết khó giải quyết, nên cuộc đàm phán kéo dài. Lấy cớ nhằm làm cho mối quan hệ Mĩ – Nhật bớt căng thẳng, chính phủ Nhật đề nghị 1 số cảng ở Mĩ và tại Honolulu thuộc quần đảo Haoai. Đề nghị đó được chính phủ Mĩ chấp nhận.Ngày 1 -11 -1940, chiếc tàu buôn Nhật Taiyô Maru cập bến hữu nghị cảng Honolulu. Viên tổng lãnh sự Nhật tại Haoai lên thăm tàu và nhận được những tin tức tình báo mà bộ Tham mưu quân đội Nhật Bản đang mong đợi và tấm bản đồ chi tiết về Trân Châu Cảng (vũng tàu ở đảo Oahu thuộc Hạ Uy Di) do một điệp viên Nhật quốc tịch Mĩ (gốc Nhật) tên là Yosikaoa làm việc cho cơ quan tình báo Nhật. Tên này đóng vai nhân viên cho 1 công ti du lịch Mĩ, chuyên hướng dẫn cho khách du lịch đến thăm Haoai và nhờ thế đã có lần được đi máy bay cùng các quan chức Mĩ lượn trên đảo Oahu, nơi có bến cảng và sân bay quân sự, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương thuộc hải quân Mĩ.


Chính phủ Nhật đã ra lệnh cho đô đốc Yamamôtô vạch kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Từ tháng 1- 1941 đến tháng 3 -1941, kế hoạch đó được thảo xong. Bắt đầu từ tháng 9 -1941 hạm đội đặc nhiệm tiến hành diễn tập tiến công trong những điều kiện tương tự như thực địa Trân Châu Cảng ở đảo Oahu.


Mặc dù đã có những biện pháp về ngoại giao nhưng mâu thuẫn quyền lợi giữa đế quốc Mĩ và đế quốc Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương đã sâu sắc tới mức không thể điều hòa được. Hội nghị của những nhân vật lãnh đạo nhà nước Nhật Bản do Nhật Hoàng chủ trì ngày 6 - 9 – 1941 đã quyết định : nếu đến giữa tháng 10 yêu sách của Nhật không được chấp nhận “ thì phải tiến hành ngay một cuộc chiến tranh chống Mĩ, Anh, Hà Lan”. Một cuộc hội nghị tiếp theo sau đó vào ngày 5-11-1941 của chính phủ Nhật đã quyết định sẽ mở 1 cuộc tấn công Mĩ, Anh vào đầu tháng 12 và ra lệnh cho hạm đội Nhật phải gấp rút hoàn thành việc sẵn sàng chiến đấu.Trong khi đó nhà ngoại giao Nhật Xaburô Curuxu được cử sang Oasinhtơn giúp sức với đô đốc Nômura trong cuộc đàm phán Nhật – Mĩ. Chính phủ Nhật làm ra vẻ muốn xúc tiến đàm phán nhưng thật sự là để đánh lừa Mĩ, giành lấy thế bất ngờ trong cuộc tấn công sắp tiến hành. Đêm 17, rạng ngày 18 -11 -1941, các tàu chiến Nhật lần lược ra khơi, chạy về hướng đảo Kurilơ, nơi được chọn làm địa điểm tập kết. Hạm đội đặc nhiệm của Nhật gồm 31 chiếc : gồm 6 tàu sân bay, 2 chiến hạm, 2 tuần dương hạm hạng nặng, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ, 3 tàu ngầm, 9 khu trục hạm và 8 tàu chở dầu. Sáng sớm ngày 25 -11 -1941, hạm đội đặc nhiệm rời căn cứ hải quân Tancan ở quần đảo Kurilơ , chạy chếch về hướng đông bắc rồi chuyển dần về hướng đông nam. Hành trình đã được lựa chọn đi qua những vùng mây thấp, sương mù và ít tàu buôn qua lại. Các tàu chiến trong hạm đội đặc nhiệm bị cấm tuyệt đối không được sử dụng được sử dụng máy vô tuyến điện. Việc thông tin liên lạc được tiến hành bằng tín hiệu đèn hoặc cờ. Ban đêm, đèn trên các tàu tắt hết. Bảy ngày sau khi xuất phát, tư lệnh hạm đội đặc nhiệm là Phó đô đốc Nagumô nhận được bức điện : Hãy trèo lên đỉnh núi Niitaca”, mật ngữ đó có nghĩa là Bộ tham mưu quân đội Nhật ra lệnh cho hạm đội thực hiện kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng như dự kiến. Toàn hạm đội đặc nhiệm tăng tốc, rẽ hẳn xuống hướng đông nam, lao về phía Trân Châu Cảng


5 giờ sáng ngày 7 – 12 -1941, toàn bộ hạm đội Nhật đã tập kết ở 1 nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lí. 5 giờ 30 phút, 2 máy bay trinh sát cất cánh từ hai tuần dương hạm Nhật là Chikumê và Tônê, bay lượn 2 vòng trên Trân Châu Cảng nhưng không bị phát hiện. Hai máy bay trinh sát này thông báo vị trí chính xác của các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng về cho Phó đô đốc Nagumô. 183 máy bay của Nhật Bản được lệnh cất cánh từ các tàu sân bay mở đầu đợt I của cuộc tấn công ; tiếp theo là 170 máy bay khác trong đợt II ; đồng thời 29 tàu ngầm Nhật đi theo 1 hướng khác cũng đã đến gần Trân Châu Cảng nhằm chặn đánh những tàu chiến Mĩ nào còn “ sống sót” , tìm cách chạy thoát ra biển. Một số tàu ngầm “bỏ túi” thực tế là loại ngư lôi do thủy binh quyết tử lái, đã lọt vào trong bến cảng để phối hợp tiến công với các máy bay.Loại máy bay mà quân đội Nhật chủ yếu sử dụng để tiến công là loại máy bay Zero.


Trong khi đó về phía Mĩ, bình minh trên đảo Haoai trong ngày chủ nhật 7-12-1941 này thật là tuyệt đẹp, bầu trời không một gợn mây, biển êm, sóng lặng. Nghỉ cuối tuần theo thường lệ từ chiều thứ bảy, phần lớn các sĩ quan và thủy quân các tàu chiến Mĩ tại Trân Châu Cảng đều lên bờ, say sưa đêm thứ 7 trong các hộp đêm. Đô đốc Kimmen, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, ăn cơm tối tại nhà 1 người bạn và hẹn đánh gôn với tướng Xoóc, tư lệnh lục quân Mĩ đóng trên đảo Haoai. Theo tài liệu của phía Mĩ thì lúc đó tại quân cảng Trân Châu có 86 tàu chiến (không kể các loại tàu nhỏ), bao gồm 8 tàu chủ lực, 7 tàu tuần dương, 28 tàu khu trục và 5 tàu ngầm…Đúng 7 giờ 55 phút, vừa lúc Đô đốc Kimmen bước lên xe ô tô để đến sân đánh gôn với người bạn như đã hẹn, thì những quả bom đầu tiên rơi xuống các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng. Đô đốc Kimmen sửng sốt, ngạc nhiên kêu lên : “chuyện gì thế ?Có phá hoại à ? ”. Trong lúc đó, đại tá Môlixơn, tham mưu trưởng lục lượng không quân Mĩ tại Haoai gọi điện báo cáo cho đại tá Philíp, một sĩ quan không quân Mĩ khác cho biết máy bay Nhật bắt đầu tấn công. Một số sĩ quan và binh lính Mĩ ở lại trên tàu chiến cũng như các sĩ quan và binh lính trên bờ, cùng phần lớn sĩ quan, binh lính thuộc các lực lượng không quân, lục quân Mĩ trên đảo Oahu tất cả đều còn nằm trên giường ngủ, trong khi các máy bay Nhật đang bổ nhào trút bom xuống ngay đầu họ. Không một khẩu súng cao xạ nào trên đảo Oahu nổ súng bắn trả, không một máy bay chiến đấu nào của Mĩ kịp cất cánh.


Trận tập kích diễn ra từ 7 giờ 55 đến 9 giờ 45 sáng ngày 7-12-1941, qua 2 đợt tấn công chính vào bến cảng và các sân bay ở Trân Châu Cảng, hải quân và không quân Nhật đã đánh chìm và làm thiệt hại nặng 18 tàu chiến lớn của Mĩ, trong đó có 8 thiết giáp hạm bị phá hủy ; 5 tàu chủ lực bị chìm, 3 chiếc còn lại bị hỏng nặng ; 19 chiếc tàu chiến khác bị đánh đắm ; phá hủy 232 máy bay chiến đấu của Mĩ đỗ tại sân bay (gồm 80 máy bay của hải quân và 152 máy bay của lục quân Mĩ). Do sự tình cờ may mắn cho hải quân Mĩ, 3 chiếc tàu sân bay của hạm đội Thái Bình Dương hôm đó ở ngoài khơi diễn tập nên đã thoát khỏi số phận như các tàu chiến khác. Về phía Mĩ, số thiệt hại lên đến 3.581 người, trong đó có 2.435 người chết, 1.177 người chìm theo chiếc tàu chiến Arizona xuống đáy Thái Bình Dương khi họ đang bị mắc kẹt trong khoang tàu. Về phía Nhật, chỉ thiệt hại 29 máy bay, phần lớn bị tai nạn khi trở về hạ cánh trên tàu sân bay; 1 tàu ngầm và 5 tàu ngầm “túi”. Kết quả của trận đánh cũng bất ngờ với Bộ chỉ huy Nhật. Kế hoạch được vạch ra lúc đầu là “đánh nhanh, rút nhanh”. Phó đô đốc Nagumô đã chỉ huy trận đánh theo đúng kế hoạch. Tập kích xong, hạm đội Nhật rút nhanh theo hướng Tây Bắc. Nếu bấy giờ quân Nhật tiếp tục truy kích tàn quân Mĩ tháo chạy về hướng đông thì thiệt hại của quân Mĩ chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều. Tướng Mácsan của Mĩ từng cho rằng người Nhật đã sai lầm khi không lợi dụng thời cơ thuận lợi đó để chiếm lấy quân cảng Trân Châu. Cùng lúc cuộc tập kích Trân Châu Cảng đang diễn ra thì quân đội Nhật Bản cũng đã tiến hành hàng loạt các hoạt động quân sự tại nhiều nơi khác chống lại quân đội các nước thuộc khối Đồng Minh.


Trận Trân Châu Cảng là 1 trận đánh có ý nghĩa chiến lược lớn. Thắng lợi quan trọng này đã loại khỏi vòng chiến đấu hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ trong 1 thời gian, tạo điều kiện cho quân đội Nhật đánh chiếm nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và làm chủ vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ II
GiaCatLuuVan
GiaCatLuuVan
Thái Tử Điện Hạ
Thái Tử Điện Hạ

Tổng số bài gửi : 255
Age : 31
Đến từ : Thành Đô - Nước Thục
Registration date : 29/05/2008

https://diendanonline.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Re: Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by copbien51 Wed Jun 25, 2008 3:05 pm

Trận hải chiến tiêu diệt hạm đội Pháp tại vịnh Abukir-Địa trung hải: (1798)
Sau gần 4 tháng truy đuổi, tìm kiếm trên biển, hạm đội Anh đã phát hiện hạm đội viễn chinh Pháp đang trú ẩn ở cửa sông Nile Ai Cập. Trận này nổ ra ngày 3/7/1798, hạm đội Anh do Nelson chỉ huy đã giành toàn thắng, tiêu diệt 11 chiến hạm, 2 tốc hạm, làm tử thương 3200, bắt sống 3000 người, tịch thu 6 chiến hạm của Pháp. Chiến thắng này có ý nghĩa quan trọng là cắt đứt đoàn quân viễn chinh phương đông của Napoleon với chính quốc Pháp làm tiền đề cho sự hình thành liên minh chống Pháp ở châu âu.
Một nhà sử học Anh đã viết rằng: “Trận đánh tại cửa sông Nile là trận đánh khẳng định vị trí bá quyền trên biển trong toàn cục chiến tranh giữa Hải quân Anh và Hải quân Pháp.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Re: Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by copbien51 Wed Jun 25, 2008 3:07 pm

Trận hải chiến eo Oresund-Copenhagen: (1801)
Mùa xuân năm 1001, Hạm đội khổng lồ của Anh gồm 20 chiến đấu hạm, 5 khinh tốc hạm, 28 chiến hạm đối đầu với lực lượng Quân Đội Đan Mạch tại cửa sông vào Copenhagen. Trận địa phòng ngự Đan Mạch gồm 1 hạm đội có 11 chiến hạm phối hợp với 7 pháo đài lưu động trong một địa hình phức tạp đan xen các hòn đảo và bãi cạn. Trận đánh hết sức ác liệt và giằng co nhiều giờ. Cuối cùng bằng những cố gắng phút chót, thắng lợi đã về Nelson với tư cách quyền chỉ huy hạm đội Anh. Phía Đan Mạch tổn thất 15 chiến hạm, thương vong trên 3000 người, Hải quân Anh chỉ tổn thất 1200 binh sĩ. Thất bại này buộc Đan Mạch phải trung lập về mặt quân sự với pháp.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Re: Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by copbien51 Wed Jun 25, 2008 3:28 pm

Trận hải chiến Trafagar giữa Anh với liên quân Thụy Điển-Tây Ban Nha: (1805)
Lực lượng tham chiến của Hải quân Anh gồm 27 chiến đấu hạm, 4 khinh tốc hạm trang bị 2500 khẩu pháo và 20000 binh sĩ. Đối thủ của đô đốc hải quân Anh Nelson là liên quân Thụy Điển-Tây Ban Nha gồm 33 chiến đấu hạm, 6 khinh tốc hạm với trang bị 3000 khẩu đại bác cùng 30000 binh sĩ.
Trước một đối phương hơn hẳn về số lượng nên Nelson sử dụng lối đánh “tập trung bằng cách tiếp cận có tính quyết định” vào chỗ yếu của địch, nhiều sử gia quân sự gọi đó là “ phong cách Nelson”
Ngày 21/10/1805, trận đánh mở màn và ngay từ đầu nhờ chiến thuật hợp lý hải quân Anh đã giành được vị trí vô cùng thuận lợi. Đến 4 giờ cùng ngày, trận hải chiến Trafagar đã kết thúc bằng sự thắng lợi của hải quân Anh. Liên quân Thụy Điển-Tây Ban Nha tổn thất 18 chiến hạm trong đó 17 chiếc bị bắt sống, thương vong 2600 người, bị bắt sống 7000 người kể cả thượng tướng chỉ huy liên quân Pierre Villenneuve. Phía Anh bị thương 1 chiến hạm, tổn thất lớn nhất là Nelson bị tử trận trong lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt nhất.
Chiến dịch Trafagar là một trận đánh lớn trên biển đáng ghi nhớ nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử cận đại thế giới.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Re: Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by copbien51 Wed Jun 25, 2008 11:06 pm

Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) Phần I
Đầu năm 1904, quân Nhật tiến công cảng Lữ Thuận ở Trung Quốc. Đương thời Lữ Thuận nằm ở trong tay người Nga. Quân đội Nhật-Nga đã tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu ở đây. Quân Nga ở Lữ thuận xin Sa hoàng tăng viện. Sa hoàng đã ra lệnh cho hạm đội Ban tích tổ chức thành hạm đội Thái Bình Dương II, đô đốc Rodzhestvenski làm tư lệnh đến Lữ Thuận tăng viện.
Quân Nhật tổn thất nặng nề cũng xin tăng viện. Đại tướng Nhật Bản Togo biết tin, bỏ kế hoạch đến Lữ thuận quay sang chuẩn bị đánh Nga. To go tập trung chủ lực ở eo biển Đối Mã, định kế hoạch tác chiến như sau: Trước khi Hạm đội Thái Bình Dương II của Nga đi đường xa mệt mỏi thì tấn công, tiêu diệt ở eo Đối Mã; mặt khác ngụy trang một số thương thuyền lớn thành thiết giáp hạm, cố ý đi lên phía bắc gần Đài Loan ra vẻ hải quân Nhật sẽ quyết chiến với hải quân Nga ở đây để dụ hạm đội Nga phải đi qua eo Đối Mã.
Quả nhiên, hải quân Nga trúng kế, hạ tuần tháng 5 hạm đội Nga đến vùng biển bắc Đài loan thấy các chiến hạm Nhật Bản do thương thuyền ngụy trang thành. Đô đốc Rodzhestivenski ngộ nhận đó là chủ lực của hạm đội Nhật Bản, quyết định tránh không giáp chiến, đợi khi đến cảng Lữ Thuận rồi, củng cố phòng ngự cảng Lữ Thuận xong sẽ quyết chiến với hải quân Nhật. Do đó, hạm đội Nga chuyển hướng qua eo Đối Mã lên thẳng Vladivastock. Ông nào ngờ thay đổi đường đi là chui vào túi của Togo.
Mờ sáng ngày 27/5, hạm đội Nga vào eo Đối Mã thì hạm đội Nhật Bản do Togo chỉ huy đột nhiên xuất hiện trước mặt. Đô đốc hải quân Nga kinh hãi thốt lên: “trời ơi, chúng từ đâu chui ra, chẳng phải chúng đang ở bắc Đài Loan sao”
Ông kinh hãi là phải, hạm đội Nga đã đi trên biển hơn 7 tháng, vượt hơn 1 vạn hải lý, chỉ còn hai ngày nữa là đến nơi đã định, đột nhiên phải triển khai đội hình quyết chiến sinh tử với một hạm đội không thua kém gì mình. Hạm đội Nga không hề chuẩn bị và chưa có kế hoạch ứng phó nào cả.
Trận hải chiến lớn chưa từng có trong lịch sử đã bùng nổ.
Quân Nhật tấn công mãnh liệt, quân Nga chỉ lo phòng vệ. Vừa bắt đầu giao chiến thì kì hạm Nhật trúng đạn bốc cháy. To go vẫn bình tĩnh đứng trên chiến hạm chỉ huy tác chiến. Ông hạ lệnh toàn bộ hạm đội tăng tốc lên cận chiến và bắn các loại đạn pháo vào hạm đội Nga.
Chiến hạm đi đầu của Nga trúng đạn chìm ngay, hai chiến hạm khác chìm ngay.
Sau hai ngày kịch chiến, tiếng đại bác dần dần lắng xuống. Quân Nhật thắng, quân Nga thảm bại. Hạm đội Nga mất 8 thiết giạm hạm, 5 ngư lôi hạm, nhiều tàu vận tải. Đô đốc Rodzhestivenski bị thương và bị bắt làm tù binh, 6 chiến hạm phải dạt vào các hải cảng trung lập, hơn 5000 người chết, 6000 người khác bị bắt làm tù binh, chỉ còn ba chiến hạm chạy thoát về Vladivastock.
Quân Nhật chỉ mất 3 ngư lôi hạm, thương vong hơn 700 người, giành thắng lợi huy hoàng.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Re: Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by copbien51 Thu Jun 26, 2008 12:13 am

To go tập kích danh tướng Nga: Phần II
Năm 1905, chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ. Hải quân, lục quân đồng thời tiến công tranh đoạt quyền khống chế đế quốc đại Thanh và Triều Tiên.
Trên biển, tướng Nhật Togo đấu trí với tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Nga là Makharov, cuối cùng kết thúc với việc “ Makharov làm mồi cho cá mập”
Makharov là nhà chiến thuật số một trên thế giới, tác phẩm bàn về hải chiến của ông được dịch nha nhiều thứ tiếng. Lúc bấy giờ người ta thường nói: “ai muốn làm tư lệnh hải quân thì phải đọc tác phẩm kinh điển này”. Hải quân Nga rất tự hào có một tướng lĩnh như vậy nên đầy lòng tự tin chiến thắng quân Nhật. Tư lệnh hạm đội Nga là Togo rất biết tài dùng binh lợi hại của Makharov. Ông cho rằng muốn chiến thắng quân Nga thì phải tiêu diệt được Makharov. Nếu như tiêu diệt được nhà chỉ huy hải chiến ưu tú nhất thế giới này thì vinh dự sẽ lớn gấp bội phần đánh bại một tướng hải quân bình thường. Cho nên Togo nghiên cứu kĩ cuốn “bàn về hải chiến” rất kĩ lưỡng thậm chí đọc thuộc lòng, cuối cùng ông đã phát hiện ra một số khiếm khuyết trong cuốn sách này. Ông còn điều tra, nghiên cứu tính khí, tính cách của Makharov, trong trường hợp nào thì Makharov phát huy sở trường, trong trường hợp nào thì Makharov bộc lộ nhược điểm nóng vội. Trái lại, Makharov tự cho mình là vô địch, căn bản coi thường Togo, không thèm nghiên cứu đối phương.
Bắt đầu chiến tranh, quân hạm Nhật ít hơn của Nga nhưng nhờ Togo nghiên cứu kĩ Makharov cho nên chiến thắng. Makharov vốn là mãnh tướng, mỗi lần tác chiến đều thích đứng trên chiến hạm đi đầu, khi bị khiêu khích thì đùng đùng nổi giận, mất bình tĩnh. Togo chuẩn bị lợi dụng nhược điểm này để dẫn dụ Makharov mắc câu, trước hết giết Makharov làm quân Nga dao động rồi mới tung chiến hạm tiến đánh.
Theo sự bố trí của Togo, quân Nhật lợi dụng đêm tối thả ngư lôi kín ngoại vi cảng Lữ thuận mà quân đội Nga đóng. Mờ sáng hôm sau, Togo phái một chiến hạm hạng nhẹ tiếp cận cảng Lữ thuận, bắn pháo vào cửa cảng. Mấy hôm trước đã thất bại với quân Nhật nên Makharov rất phẫn nộ đứng ngồi không yên, quyết tâm tìm cơ hội báo thù, bấy giờ thấy quân Nhật tấn công, ông lập tức hạ lệnh: toàn bộ hạm đội xuất kích đuổi đánh chiến hạm Nhật, nhất định phải bắn chìm.
Tham mưu trưởng nhắc nhở: “quân Nhật đã thả ngư lôi đầy kín ngoại vi cảng, phải sai tàu quét ngư lôi trước rồi mới truy kích mới tránh khỏi tổn thất”.
Makharov không nghe lời tham mưu trưởng, nói: “thời gian gấp rút, quân hạm địch đã bắt đầu rút, bây giờ không lập tức truy kích sẽ lỡ mất cơ hội”. Ông thân hành lên chiến hạm thứ nhất ra lệnh: “mở hết máy, tiến”.
Quân hạm Nhật thấy Makharov thân hành dẫn chiến hạm truy kích nên vừa đánh vừa lui, dẫn Makharov vào trận địa ngư lôi. Bấy giờ Togo đã đợi sẵn ở phía trước, dẫn chiến hạm đánh thẳng vào mặt trước Makharov, biết mình trúng kế nên Makharov hạ lệnh cho các chiến hạm nhanh chóng quay đầu về cảng. Nhưng Togo đã dự định trước, bố trí thủy lôi trên đường rút của hạm đội Nga. Một tiếng nổ lớn, chiến hạm Makharov trúng ngư lôi chìm ngay. Chủ soái chết quân lính hoảng loạn như rắn không đầu, bỏ chạy thục mạng, có thủy thủ nhảy xuống biển vì sợ chiến hạm bị ngư lôi đánh chìm thì bị quân Nhật bắn chết.
Từ đây, tinh thần hải quân Nga giảm sút, cuối cùng Togo tiêu diệt toàn bộ hạm đội Thái Bình Dương của Nga và cả quân tiếp viện cũng bị tiêu diệt.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới Empty Re: Các trận hải chiến lớn trong lịch sử thế giới

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết