LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi

Go down

Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi Empty Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi

Bài gửi by copbien51 Sat Jul 19, 2008 10:35 pm

Tác giả: Văn hiến (Biên soạn và tuyển chọn)
Nhà xuất bản giáo dục.

Góp phần tìm hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh


Sự nghiệp báo chí vĩ đại của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thiên tài về nhiều mặt. Sáng tác hàng nghìn trang chính luận, hơn 250 bài thơ, vài chục truyện, kí, tiểu phẩm, vở kịch,…nhưng Người chưa bao giờ nhận là nhà văn, nhà thơ. Ngược lại, nhiều lần bác tự nhận là nhà báo. Trong bài nói chuyện tại đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam (16/4/1959), bác đã hơn 20 lần thân mật tự xưng là mình với báo giới và khẳng định Người có duyên nợ với báo chí.
Ngày 18/6/1919, báo Nhân Đạo dưới tiêu đề Quyền của các dân tộc đã đăng bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gửi hội nghị Vecxai. Có thể coi đó là tác phẩm báo chí viết bằng Pháp văn đầu tiên của người.
Bản yêu sách dài khoảng 600 chữ được chuyển đến bàn đại biểu các nước đồng minh, các nghị sĩ Pháp và những nhà hoạt động chính trị có tên tuổi. Bằng tiền cá nhân, dưới dạng truyền đơn, Nguyễn Ái Quốc còn in 6000 bản yêu sách bằng ba thứ tiếng để phân phát trong nhiều cuộc mít tinh… Chủ trương đưa yêu sách, nội dung bản yêu sách đều do Nguyễn Ái Quốc để ra và đứng tên còn người viết là luật sư Phan Văn Trường. Ông Trường cùng với cụ Phan Châu Trinh rất ủng hộ nhóm “người Việt Nam yêu nươc”, nhưng vẫn có ý coi họ còn quá trẻ. Sau đó Phan Văn Trường còn giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc viết một số bài trên báo Dân Chúng. Được chủ nhiệm tờ báo khuyến khích việc gửi bài, nhưng vì chưa đủ vốn tiếng Pháp, Nguyễn Ái Quốc vẫn phải nhờ luật sư Phan văn Trương giúp đỡ. Ông Trường không muốn thể hiện tất cả những gì ông Nguyễn yêu cầu. Do vậy hơn lúc nào hết, Nguyễn Ái Quốc thấy cần phải bắt tay vào công việc học làm báo.
Sự nghiệp báo chí của Nguyễn Ái Quốc thực sự khởi sắc từ năm 1921 với hàng loạt bài đăng trên tạp chí Cộng Sản và các báo khác phát hành ở Pari. Đưa người đến với làng báo quốc tế là một đồng chí làm việc ở tòa soạn Đời sống thợ thuyền. Đồng chí này cho biết báo có mục tin vắn, mỗi tin chỉ dài dăm ba dòng và khuyên bác cứ mạnh dạn viết. Bác bắt tay vào việc tập viết tin ngắn. Người ghi thành hai bản, giữ lại một để đối chiếu với bài được in. Khi thấy Nguyễn Ái Quốc đã viết bớt sai, đồng chí ấy lại động viên: Bây giờ thì có thể nâng lên mức bảy, tám dòng… Cứ kiên trì như thế, Người viết được cả những bài dài mấy cột báo. Lúc đó tòa soạn lại yêu cầu: cũng những việc làm ấy nhưng phải viết cho rõ, cho gọn. Các tờ báo mà bác gửi bài đều nghèo không có tiền trả nhuận bút. Tuy vậy, Người vẫn viết để tố cáo tội ác thực dân.
Viết được báo bằng tiếng Pháp rồi, bác muốn thử sức trong lĩnh vực tiểu thuyết. Nhưng “chữ tây võ vẽ” thế này, “viết tiểu thuyết sao được?”. Sau đó đọc mấy cuốn truyện nhỏ của A-na-tôn Phơ-Răng-Xơ, của Lep Tôn-xtoi thấy họ viết giản dị dễ hiểu Người nghĩ có thể sáng tác được. Hàng ngày bác phải dậy sớm để viết từ 5h đến 6h30 sáng, ngồi viết mà ngón tay tê cóng. Sau cả tuần vất vả, Người hoàn thành một truyện ngắn dưới dạng thư gửi cô em họ. Đó là truyện kí phản ánh cuộc sống nghèo khổ của người lao động ở Pháp. Bác rất vui khi thấy truyện được đăng trên báo Nhân Đạo ngày 30,31/5/1922. Vui hơn nữa, Người còn nhận được 50 Phơ-Răng nhuận bút. Đây là lần đầu tiên, Người có tiền viết báo. Với khoản tiền này bác đủ sống 25 ngày không phải đi làm, tha hồ mít tinh, viết báo, xem sách…
Cứ kiên trì rèn luyện như thế, năm 1922 bác được Hội liên hiệp thuộc địa cử làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút và quản lý tờ báo Người cùng Khổ. Đó là diễn đàn của các dân tộc thuộc địa, vô sản thuộc địa. Số đầu tiên của báo ra ngày 1/4/1922, lúc đầu hàng tháng ra một số rồi tăng lên hai số. Có lúc mỗi kì phải tới 5000 tờ.
Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô báo Người cùng khổ ra không đều, đến tháng 4/1926 thì đình bản. Ở Matxcova, phóng viên tờ Tiếng còi mời bác gửi bài và dặn: phải viết rõ sự thật, ngắn gọn… Năm sau người ấy lại khuyên: “chớ viết khô khan, phải viết cho văn chương… Bây giờ… sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc”.
Đến Hoa Nam, bác bắt đầu tập làm báo bằng tiếng Trung Quốc. Với vốn chữ Nho học ở gia đình, Người phải sửa đi sửa lại bản thảo nhiều lần rồi mới chuyển đến tòa soạn tờ Cứu vong nhật báo. Năm 1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, sau khi thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, bác Hồ sáng lập báo thanh niên. Từ đây, Người bắt đầu tập viết báo bằng tiếng việt. Thanh niên là tờ báo ra hàng tuần. Từ tháng 6/1925 đến tháng 4/1927, báo ra được 88 số. Bác Hồ vừa là người phụ trách vừa là người viết nhiều bài. Thanh niên đã góp phần đáng kể vào việc tuyên truyền giới thiệu chủ nghĩa Mác-LêNin và Cách mạng tháng Mười Nga, cũng như đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Năm 1941, vừa bí mật về nước, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin; báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động tổ chức và lãnh đạo, Bác đã cho ra ngay một tờ báo. Đó là tờ Việt Nam độc lập-cơ quan tuyên truyền của tổ chức Việt Minh tỉnh Cao Bằng. Người trực tiếp chỉ đạo, tham gia duyện bài, viết bài, nhiều khi còn làm cả nhiệm vụ in báo. Ngày trong nhưng ngày khó khăn đó, báo Việt Nam độc lập được bán tới tận các cơ sở chứ không biếu…
Từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công cho đến lúc đi xa, với nhiều bút danh khác nhau, Người vẫn thường xuyên viết bài đăng trên các báo trong và ngoài nước.
Suốt nửa thế kỉ cẩm bút, Người chỉ chuyên chú viết để chống thực dân đế quốc, chống phong kiến, địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bác đã để lại muôn vàn tính thương yêu và những kinh nghiệm viết báo quý báu. Kinh nghiệm đó là: “không sợ khó, có quyết tâm. Không biết phải cố gắng học, gắng thì nhất định học được”.
Đội ngũ làm báo hôm này và mai sau xin nguyện mãi mãi ghi nhớ công ơn và lời dạy của người.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi Empty Re: Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi

Bài gửi by copbien51 Sun Jul 20, 2008 6:46 am

Hình tượng Khải Định trong một số văn phẩm của Nguyễn Ái Quốc

Năm 1922, Chính phủ Pháp tổ chức đấu xảo thuộc địa ở Mac-xay, đưa Khải Định sang dự như một món hàng thuộc địa. Sự việc này được Nguyễn Ái Quốc phản ánh trong nhiều tác phẩm. Qua đó, hình tượng An Nam Hoàng Đế công du với nhiều ý nghĩa sâu sắc đã được thể hiện từ các trang viết của Người.
Khải Định sắp làm “khách của nước Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã có lời chào mừng tí ti trên sàn diễn thị xã Gác-Sơ và báo Nhân đạo. Đó là với kịch Con rồng tre và truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc.
Hiện nay, chưa tìm thấy văn bản Con rồng tre. Qua báo chí Pháp và hồi kí của một số người đương thời, được biết đây là vở kịch có ba hồi, đại ý: “Có những cây tre thân hình quằn quẹo, người chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi. Là con rồng nhưng thực chất chỉ là một khúc tre. Là khúc tre nhưng lại hãnh diễn có tên và hình dáng con rồng…”.
Kịch được công diễn lần đầu tiên này 18/6/1922. Trên báo Pari số 53 (11/6/1946), Lê-ô Pôn-đet một thành viên của ban chủ nhiệm câu lạc bộ ngoại ô Pari, nhớ lại: “tôi đã đọc tập bản thảo, thật là hay, lời văn chải chuốt, gọn gàng… kịch bản này có đủ ưu điểm để mang lên sân khấu. Con rồng tre-đầu đề của kịch bản, chỉ một tên vua bù nhìn, đớn hèn, bất lực và ngu dốt…”
Lời than vãn của bà Trưng Trắc ghi lại giấc mộng của Khải Định. Vị vua bà khai sáng nước Nam hiện về trong cơn mơ và đương kim An Nam hoàng đế đã phải nhận đủ lời phê phán, chê trách nghiêm khắc. Mượn lời Trưng Trắc, Nguyễn Ái Quốc cho công chúng Pháp thấy Khải Định không đủ tư cách đại diện cho ai; y là kẻ ươn hèn, “bệ lên bàn thờ linh thiêng của ông vải hình ảnh ghê tởm của thằng da trắng ngái ngủ, bụng phệ nọ, nó sặc lên mùi tỏi, ớn mùi thây ma”. Lần này, hắn đi Pháp để ca ngợi kẻ bóc lột, ức hiếp đồng bào mình…
Khi Khải Định thả sức ăn chơi ở xứ lạ, báo Người cùng khổ cho đăng Khai hóa giết người và “Sở thích đặc biệt”.
Khai hóa giết người ghi lại tội ác tày trời của một tên thực dân và cái chết thê thảm của anh Lê Văn Tài-công nhân Việt Nam. Kể câu chuyện có thật trên đây, Nguyễn Ái Quốc nêu câu hỏi: “Trong lúc ở Macxay, người ta triển lãm cảnh phồn thịnh giả tạo của xứ Đông Dương thì ở An Nam đang có những người bị chết đói. Ở bên này người ta ca tụng lòng trung thành còn ở bên kia-người ta đang giết người. Như vậy nghĩa là thế nào hỡi Đấng chí tôn Khải Định…?.
“Sở thích đặc biệt” là một tác phẩm dí dỏm, hài hước. Vận dụng nghệ thuật chơi chữ Việt Nam vào văn chương Pháp, Nguyễn Ái Quốc hé mở cho giới buôn son bán phấn biết Khải Định mắc bệnh bất lực. Tuy vậy, ông vua này vẫn có “sở thích đặc biệt”-“thích xem” và chỉ có khả năng xem, (ngắm nghía thì còn tệ hơn sờ mó)
Thấy hiệu quả chính trị, kinh tế của việc đưa Khải Định sang Khải Định không được như mong muốn, Chính Phủ Pháp vội đẩy y về quê sớm hơn dự kiến. Tiễn Hoàng thượng đồng hương, Nguyễn Ái Quốc có Thư gửi Khải Định. Thư nêu vấn đề: “…ngoài mấy con ngựa cái ở trường đua Lông-Săng cùng những vẻ đẹp cổ đại của nhà hát Ô-Pê-Ra thì ngài đã thấy gì trong suốt thời gian “tham quan” của Ngài ở cái nước Pháp lạc thú này?”.
Khải Định về nước, Nguyễn Ái Quốc vẫn còn tiếp tục công bố thêm ba tác phẩm nữa:
-Vực thẳm thuộc địa ghi lại một phần tốn kém trong chuyến Pháp du của Hoàng Đế. Chờ ngày tốt đưa con rồng nan đi, Nam triều phải bồi thường cho chủ tàu 400000 phơ-răng; huy động lính Khố xanh bồng súng đón chào hết 77000 phơ-răng…
-Khải Định còn được nói đến ở chương VI-“tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị” (Bản án chế độ thực dân Pháp).
-Giá trị nhất trong các tác phẩm có nói đến Khải Định là “Vi hành”-một bức thư gửi cô em họ. Với người phương tây, thư cho em họ rất có thể là thư tình…
Tại sao Nguyễn Ái Quốc viết về Khải Định nhiều như vậy? “Vi hành” được sáng tác tác trong hoàn cảnh nào, với mục đích gì?. Xin nêu vài câu trả lời:
Thực tế thì “Vi hành” đăng trên báo Nhân đạo (19/2/1923) khi Khải Định đã về nước hơn nửa năm, chứ không phải đúng vào dịp Khải Định…sang dự đấu xảo.
Đây là mục đích chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc khi sáng tác “Vi hành” ? Theo chúng tôi, khởi thảo văn phẩm này, Nguyễn Ái Quốc cùng lúc hướng tới 5 mục đích:
-Vạch trần bộ mặt bịp bợm, xảo trá, giả dối của thực dân Pháp.
-Giúp công chúng Pháp hiểu tình hình thực tế thuộc địa. Theo anh Nguyễn, hiểu biết về thuộc địa của nhiều quan chức, thanh tra Pháp cũng giống như hiểu biết của họ về mặt trăng; chỉ cần ở thuộc địa một thời gian, họ sẽ thấy so với thực dân, kẻ cướp vẫn là người nhân đạo.
-Gián tiếp tranh luận với bọn bồi bút Pháp-Việt đang ra sức rung chuông gõ mõ cổ vũ cho chuyến Khải Định công du. Đương thời, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh đã bôi lên báo đủ thứ để lấp kín chuyên mục Pháp du hành trình nhật kí.
-Đả kích Khải Định cam tâm làm tay sai cho Pháp.
-Phê phán thái độ kì thị chủng tộc.
Qua 8 tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, Khải Định đã trở thành một nhân vật hi hữu trong văn chương Việt Nam viết bằng tiếng Pháp.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi Empty Re: Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi

Bài gửi by copbien51 Sun Jul 20, 2008 6:52 am

Năm Quý Mùi của Hội Trước Bác Hồ ăn tết ở đâu?

Đúng thứ bảy ngày 29 tháng 8 năm 1942 (tức ngày 18 tháng 7 năm Nhâm Ngọ), trên đường đi Trùng Khánh, Trung Quốc để hội đàm, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt tại phố Túc Vinh (nay thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây). Sau khi cùm chân, biệt giam Người 40 ngày, khi cả nước Trung Hoa đang nhảy múa tưng bừng đón mừng quốc khánh, nhà cầm quyền Tĩnh Tây được lệnh giải Hồ Chí Minh đến Liễu Châu giao cho cục chính trị chiến khu IV thẩm vấn. Ngày ấy Tĩnh Tây cách Liễu Châu chừng 600km; ra đi từ ngày 10/10/1942 (Tết song thập bị giải đi Thiên Bảo), qua các nhà lao: Thiển Bảo, Điền Đông, Quả Đức, Long An, Đồng Chính, Ung Ninh, Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân, ngày 9/12/1942 (tức là mồng 2 tháng 11 năm Nhâm Ngọ), bọn lính đưa Bác Hồ đến Liễu Châu.
Muôn cay nghìn đắng đâu vô hạn,
Mồng chín, ta vừa đến Liễu Châu. (Đến Liễu Châu)

Ban đầu, bác cứ tưởng Liễu Châu là cửa ải cuối cùng, “Ngày tự do âu cũng chẳng chầy”. Nào ngờ bọn Quốc Dân Đảng vẫn giam hoài, giam mãi, chẳng hỏi han, tra xét gì… Nóng lòng sốt ruột, Người phải nêu câu hỏi:
Thuốc đắng, cạn liễu càng thấy đắng,
Đường gay, cuối chặng lại thêm gay;
Dinh quan chỉ cách đây chừng dặm,
Sao mãi giam ta ở chốn này? (Giam lâu không được chuyển)

“Cái chốn này” mà bác Hồ nói đến chính là hang đá Phan Long (ngục Liễu Châu). Hang nằm trên lưng chừng một dãy núi. Chính quyền Tưởng đã biến nơi đây thành một thứ “chuồng cọp” để giam giữ những người tù cộng sản Trung Quốc mà chúng coi là nguy hiểm nhất. Cửa hàng xây tường đá dày tới một mét, có cánh nhỏ làm bằng những thanh sắt tròn rất to (ngày nay, nhân dân Trung Quốc còn bảo tồn nguyên vẹn di tích này). Mùa đông ở Liễu Châu rất rét, trong hang càng lạnh. Mấy chục năm sau, có dịp qua đây, nhà thơ Tố Hữu vẫn xao xuyến, xúc động:
Tàu qua ga Liễu Châu
Bác xưa tù nơi đâu
Đêm rét tê xiềng xích
Thương nước, dài tóc râu. (Qua Liễu Châu)

Trong hang đá Phan Long, nỗi “buồn bực” vì “giam lâu không được chuyển” cùng với lam chướng nghìn trùng khiến Bác rất mệt mỏi, căng thẳng. Thơ tù đã sáng tác 99 bài rồi… vậy mà bài thứ 100, sau khi viết xong 3 chữ tiêu đề Liễu Châu ngục, Người đành bỏ dở…
Hồ Chí Minh bị giam 20 ngày trong ngục Phan Long thì tết Dương Lịch năm 1943 cũng vừa đến. Ở thời điểm này, kiểm lại 120 ngày tê tái gông cùm đã qua, Người viết:
Bốn tháng thường ăn đói,
Bốn tháng ngủ không yên,
Bốn tháng áo không thay,
Bốn tháng không tắm gội.
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc,
Tóc bạc mất nhiều phần,
Đen gầy như quỷ đói,
Lại lở loét toàn thân. (Bốn tháng rồi, bản dịch của Trần Đắc Thọ)

Chờ mãi, bọn lính cũng phải đưa Bác đến dinh quan trưởng để gặp Trương Phát Khuê-Tư lệnh trưởng Đệ tứ chiến khu. Viện trung ương đầy quyền hành này quyết định chuyển Hồ Chí Minh đi Quế Lâm-thủ phủ tỉnh Quảng Tây ở Liễu Châu lại tiếp tục giải Bác. Qua những vần thơ, ta biết thời gian này, Người đang ốm nặng. Bài thơ đầu tiên hoàn tất ở nhà tù Quế Lâm thấm đẫm nỗi buồn tê tái:
Quế Lâm không quế, không rừng,
Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao;
Bóng đa đè nặng nhà lao,
Đêm sao lặng ngắt, ngày sao tối sầm. (Đến Quế Lâm)

Tù nhân vào nhà lao Quế lâm phải nộp đủ thứ tiền, kể cả tiền đèn thắp sáng. Là người xa xứ, không ai tiếp tế, đi đâu bác cũng gặp phiền phức. Bốn mươi ngày đầu tiên của năm 1943, chúng giam Hồ Chí Minh tại nhà ngục Quế Lâm, nỗi khổ ở đây không sao kể hết; vậy mà liền sau đó, bọn chúng lại quyết định chuyển Người về Liễu Châu:
Không đâu khổ đã bốn mươi ngày,
Bốn chục ngày qua xiết đọa đày;
Nay lại giải về Liễu Châu nữa,
Khiến người đã bực lại buồn thay

Ở Quế Lâm, Người chỉ viết bốn bài thơ, trong đó, hai bài có tiêu đề là dấu chấm hỏi (?) và dấu chấm cảm (!). Những ngày cuối cùng Bác Hồ bị giam tại Quế Lâm cũng là lúc mọi người đang đón tết Quý Mùi.
Khoảng 10/2/1943 (mồng 6 tháng giêng năm Quý Mùi), khi thành phố Quế Lâm hạ cây nêu, tiễn biệt những ngày Tết náo nhiệu thì một nhân viên đặc vụ của chính quyền Tưởng Giới Thạch được lệnh chuẩn bị giải Hồ Chí Minh về ngay Liễu Châu lại một đoạn đường dài 300km nữa đang ở phía trước. Lần này, Người rời Quế Lâm với tâm sự:
Quảng Tây đi khắp, lòng oan ức,
Giải đến bao giờ, giải tới đâu?

Vui xuân, ôn lại những ngày tết gian khổ mà Bác Hồ đã trải qua trong tù ngục, chúng ta càng thấm thía công ơn trời biển của Người.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi Empty Re: Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi

Bài gửi by copbien51 Sun Jul 20, 2008 6:54 am

Hành trình 60 năm của cuốn Ngục Trung Nhật Kí

Hơn ba chục năm học tập, giảng dạy Ngục Trung Nhật Kí với niềm đam mê, tôi luôn luôn coi tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm tựa tinh thần để tu dưỡng bản thân và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Tuy vậy, vẫn còn một số băn khoăn, trăn trở không thể lý giải được.
-Trong hoàn cảnh tù đày khó khăn như thế, Người lấy đâu ra nghiên, ra bút để viết thơ, mà viết rất đẹp, rất cẩn thận?
-Làm thế nào Viện bảo tàng Cách Mạng Việt Nam có được cuốn Ngục Trung Nhật Kí hiện này?
-Bác Hồ hay người khác đưa tác phẩm này cho cơ quan bảo tàng?
Tôi đã hỏi nhiều bạn đồng nghiệp, hỏi cả các học trò chăm đọc báo chí…nhưng vẫn không tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Rất may cho muôn đời sau, gần đây, những nhân chứng lịch sử hiểu rõ việc Bác Hồ viết Nhật kí và hành trình của tập thơ trong khoảng thời gian 1943-1960, đã kịp thời đáp ứng những điều tôi và nhiều bạn đọc mong đợi. Theo tác giả Trần Đắc Thọ (năm nay ngoài 80 tuổi) thì người Việt Nam đầu tiên được đọc Ngục trung nhật kí là cụ Hồ Đức Thành, nguyên là đại biểu Quốc Hội từ năm 1946 đến năm 1960. Sau Cách mạng tháng Tám, cụ giữ chức Ủy viên Ngoại giao trong ủy ban hành chính Bắc Bộ, đặc trách việc đối phó với quân đội Tưởng Giới Thạch sang Việt Nam tước vũ khí của phát xít Nhật.
Đầu những năm 40 của thế kỉ trước, cụ Thành vừa dạy chữ Hán vừa làm Biện sự xứ tại Long Châu (Trung Quốc). Giữa năm 1943, cụ về Cao Bằng báo cáo tình hình và được đồng chí Hoàng Đức Thạc, Bí thư liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng lúc ấy, giao cho nhiệm vụ quan trọng: Bằng mọi cách phải tìm ra tung tích của Bác Hồ, xác định chính xác tin bác đã mất trong ngục, kết quả thế nào, báo ngay về nước.
Trong khi đó, chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch cố tình nhắm mắt làm ngơ, để cho nhà chức trách địa phương vô cớ bắt giữ, bí mật giải tới giải lui Hồ Chí Minh khắp tỉnh Quảng Tây nên công việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Mãi đến trung tuần tháng 9 năm 1943, nghe tin Hồ Chí Minh vừa được trả lại tự do, Hồ Đức Thành đã tìm đến Liễu Châu. Lúc này tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu vẫn cho tay chân giám sát, theo dõi Hồ Chí Minh khá chặt chẽ. Chúng bố trí Người ở trong một căn phòng của Hợp tác xã thuộc Bộ tư lệnh. Nơi đây được coi là căng tin phục vụ cán bộ lãnh đạo của cục chính trị nên ra vào đâu phải dễ. Cụ Thành với tư cách Biện sử xứ nên khá thuận lợi trong việc vào thăm và đưa sách báo mới để Hồ Chí Minh đọc. Thăm nuôi như thế gần nửa tháng mơi được Bác Hồ cho xem nhật kí.
Đó là cuốn sổ đóng bằng những tờ giấy cắt ra rừ các trang báo Trung Quốc cũ, bên trong ghi nhiều bài thơ chữ Hán bằng bút máy. Cuốn sổ này to hơn cuốn bằng giấy bản loại tốt, hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. (Bài Tân xuất ngục, học đăng sơn được bác viết trên lề tờ báo hàng ngày của tỉnh Quảng Tây, rất có thể đã qua tây cụ Hồ Đức Thành để chuyển về trong nước)
Theo lời cụ Hồ Viết Thắng, người đồng hương với bác, đã từng là Bộ trưởng, là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước kể lại thì khi về Cao Bằng, vì nhiều lí do, không tiện mang cuốn nhật kí vào hang Pác Bó, Bác Hồ đã gửi cuốn sổ tay này ở một gia đình cơ sở. Lâu ngày, bác cũng không nhớ đến nữa…Bẵng đi một thời gian, tình cờ, Hồ Viết Thắng tìm thấy Ngục trung nhật Kí. Nhận lại tập thơ, Bác cảm động nói: “mình cứ tưởng cuốn này mất rồi, may mà tìm thấy”.
Ngày 6/6/1946, báo Đồng Minh ở Hà Nội đăng bài Quyển nhật kí của cụ Hồ, trong đó có đoạn: “Đó là một quyển sách bằng giấy bản hạng tốt (…). Trang bìa đầu vẽ hai bàn tay bị trói…”.
Có tài liệu cho rằng, mãi đến giữa năm 1955, Văn phòng Chủ tịch nước mới nhận được phong thư từ Cao Bằng (không rõ địa chỉ người gửi) trong đó chứa bản thảo cuốn Ngục trung nhật kí của bác.
Kỉ niệm lần thức 10 ngày thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (9/1955), một cuộc triển lãm về cải cách ruộng đất được tổ chức tại Hà Nội. “Vinh dự cho những người làm triển lãm này là Bác Hồ đã đến xem và…tặng bản gốc chữ Hán tập Ngục trung nhật kí…” (triển lãm “Việt Nam, những chặng đường lịch sử”, báo Nhân dân, ngày 10/9/2003, tr.5). Hơn ba tư vạn người đã vô cùng xúc động khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy cuốn sổ tay của Hồ Chủ tịch có ghi hàng chữ Hán: Ngục trung nhật kí.
Sau đó, các hiện vật trưng bày trong triển lãm được bàn giao cho Bộ văn hóa và Văn phòng Trưng ương Đảng quản lí. Năm 1959, đồng chí Phạm văn Bìn, lúc bấy giờ là Trưởng Ban Giáo vụ Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và đồng chí Văn Phụng, cán bộ của trường, đã cặm cụi đọc từng câu, từng chữ, dịch nghĩa, dịch thơ đủ 133 bài. Văn bản dịch chuyển lên trình đồng chí Tố Hữu. Rồi việc dịch Ngục trung nhật kí được giao cho Viện Văn học. Từ năm 1960, bản gốc Ngục trung nhật kí được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Cùng năm ấy, nhân dịp 70 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù ra mắt bạn đọc với 113 bài thơ dịch. Phần lớn các bài chưa công bố đều có liên quan đến những người trong bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch…Lần tái bản năm 1983, sách được bổ sung thêm 7 bài. Mãi đến 1990, kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn Nhật kí trong tù-bản dịch trọn vẹn mới được ra đời, đáp ứng lòng mong mỏi, trông chờ của bạn đọc và giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngay sau khi sách được công bố, tôi đã viết bài. Để có một cuốn “Nhật kí trong tù” hoàn hảo tái bản năm 2000. Trong bài này, tôi chỉ ra một vài sơ xuất nhỏ trong việc biên soạn sách và bày tỏ khát vọng được đọc trực tiếp Ngục trung nhật kí qua nét bút tài hoa của bác Hồ. Rất mừng khi thấy Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu quốc học đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đông đảo của bạn đọc. Đến với Hồ Chí Minh-thơ (toàn tập), lần đầu tiên ta sẽ được đọc trực tiếp đủ 133 bài thơ Ngục trung nhật kí. Sách có nhiều ưu điểm, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Cuốn Ngục trung nhật kí của nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003 mới thực sự là cuốn sách hoàn hảo mà nhân dân cả nước và bạn bè thế giới khát khao chờ đợi.
Chúng tôi nghĩ rằng: Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch lưu giữ tại căng tin của Bộ Tổng tư lệnh Chiến khu IV, Hồ Chí Minh đã chép lại toàn bộ số thơ mà Người sáng tác trong tù.
Bản thảo đầu tiên viết trên những tờ giấy báo cũ mà cụ Hồ Đức Thành đã có lần được đọc hiện nay có còn không và đang ở đâu?
Hi vọng giới nghiên cứu sẽ tìm được cuốn sổ tay vô cùng quý báu đã từng cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 18 nhà Lao thuộc 13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
copbien51
copbien51
Thượng thư bộ Binh
Thượng thư bộ Binh

Tổng số bài gửi : 189
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Registration date : 22/06/2008

http://www.vndefence.info/

Về Đầu Trang Go down

Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi Empty Re: Dạy văn, học văn, Phê bình, trao đổi

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết