LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trần Quang Diệu

Go down

Trần Quang Diệu Empty Trần Quang Diệu

Bài gửi by Văn Vương Đế Fri Jun 20, 2008 1:52 pm

Trần Quang Diệu (chữ Hán: 陳光耀;, 1746–1802) là võ tướng quan trọng nhất của nhà Tây Sơn thời vua Cảnh Thịnh. Ông và vợ là Bùi Thị Xuân nằm trong số những tướng lãnh trung thành cuối cùng đã chiến đấu để bảo vệ sự tồn tại của triều Tây Sơn. [1]

Quê quán và họ tên
Sử liệu hiện nay nêu không rõ ràng và thống nhất mối quan hệ giữa ông và gốc tích họ Trần. Có sách chép ông họ Nguyễn.

Hiện có 2 ý kiến khác nhau về quê quán của Trần Quang Diệu:

Xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
Xã Tú Sơn, huyện Đức Lân, tỉnh Quảng Ngãi.

[sửa] Sự nghiệp

[sửa] Giai đoạn trước khi Nguyễn Huệ qua đời
Trần Quang Diệu tham gia phong trào Tây Sơn từ những ngày đầu. Ông được coi là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.

Trong chiến thắng Kỉ Dậu 1789, Quang Diệu được biên chế trong đạo trung quân do Nguyễn Huệ chỉ huy.

Sau chiến thắng này, ông là Đốc trấn Nghệ An, làm nhiệm vụ trấn thủ Nghệ An và xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô.

Tại thời điểm Quang Trung qua đời, ông là Thiếu phó.


[sửa] Giai đoạn sau khi Nguyễn Huệ qua đời
Năm 1792, Quang Trung băng hà, Quang Diệu cùng Thái sư Bùi Đắc Tuyên và Tư đồ Vũ Văn Dũng lập Nguyễn Quang Toản (khi này 10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh. Sau đó, ông đêm quân đóng ở xứ Lào và quản lí, chế ngự các tiểu vương và tù trưởng ở đấy.
Năm 1793, Quang Diệu về nước và trấn thủ Quảng Nam. Hay tin quân Nguyễn Ánh xâm nhập, ông đưa quân đánh với ý định chiếm lại thành Diên Khánh. Nguyễn Ánh đưa đại binh đi cứu viện, ông thua.
Năm 1795, Quang Diệu một lần nữa xuất quân chiếm lại Diên Khánh. Khi chiến sự đang giằng co với lợi thế thuộc về quân Tây Sơn thì có triều biến tại Phú Xuân: không có lệnh vua, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Văn Huấn lập mưu giết Ngô Văn Sở và cha con Thái sư Bùi Đắc Tuyên . Quang Diệu vội thu quân về triều, đóng quân ở mạn Nam sông Hương, hướng mặt vào thành Phú Xuân, trong khi Vũ Văn Dũng đóng ở mạn Bắc sông và muốn đem quân cự lại. Nguyễn Văn Huấn ra tạ tội. Cảnh Thịnh hòa giải hai bên, hặc tội và giết Nguyễn Văn Huấn. Mâu thuẫn giữa Văn Dũng và Quang Diệu được thu xếp ổn thỏa.
Năm 1799, Qui Nhơn bị Nguyễn Ánh đánh ngặt, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng vào cứu. Do quân lệnh không nghiêm, quân của Văn Dũng thất lợi. Nghe lời gièm, vua Cảnh Thịnh viết mật thư, lệnh cho Văn Dũng trừ Quang Diệu đi. Văn Dũng không nghe, tin cho Quang Diệu biết. Trần Quang Diệu tức tốc về triều, nói là để bắt quân phản loạn, Cảnh Thịnh giao lại những người gièm pha.
Khi này, nhà Tây Sơn đã không còn thực lực vững vàng như ngày trước: Cảnh Thịnh giết oan Lê Tung và Nguyễn Văn Huấn; một số tướng như Lê Chất bỏ sang với Nguyễn Ánh; sự ủng hộ của nhân dân đối với nhà Tây Sơn giảm sút, nhân dân không còn coi họ như những người đại diện của mình.

Năm 1800, Quang Diệu và Vũ Văn Dũng cùng vào đánh Qui Nhơn. Sau khi nhận thấy hai tướng giỏi nhất và lực lượng quân sự lớn của Tây Sơn đã tập trung cả ở Qui Nhơn, tháng 5 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh quyết định bỏ rơi Võ Tánh – khi này đang cầm cự để giữ thành Qui Nhơn và tấn công Phú Xuân – khi này đang trống trải do quân số không đủ để tự bảo vệ. Quang Diệu điều một bộ phận quân tướng về cứu Phú Xuân nhưng đạo quân này thất bại. Võ Tánh giữ thành được gần một năm. Khi Tây Sơn hạ thành, Võ Tánh và Ngô Tòng Châu tự tận, Quang Diệu tha cho tướng tá và quân sĩ nhà Nguyễn, không giết một ai. Sau đó, ông chia người đi cứu Phú Xuân và Phú Yên nhưng việc không thành.
Tháng 5 âm lịch năm 1802, sau khi biết Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân thất trận khi cố đánh thu hồi lũy Trấn Ninh (tháng giêng âm lịch năm 1802), thêm vào đó, tuy chiếm lại được thành Qui Nhơn nhưng các mặt đều là địch cả, Trần Quang Diệu bỏ thành, đem tượng binh đi đường thượng đạo qua Lào với ý định tập trung với quân của Cảnh Thịnh giữ thành Nghệ An. Nhưng khi tới châu Quỳ Hợp, vào được đất Hương Sơn thì thành Nghệ An đã thất thủ, Quang Diệu và vợ là Bùi Thị Xuân về huyện Thanh Chương. Lúc này, quân của Quang Diệu đã tan rã cả, tướng của Nguyễn Ánh dùng mưu mua chuộc người chỉ điểm nơi trú ẩn của gia đình của Trần Quang Diệu. Ông và vợ con đều bị bắt.

[sửa] Cái chết
Nguyễn Ánh – khi này đã lên ngôi và lấy hiệu Gia Long, chiêu hàng Trần Quang Diệu. Ông đáp:

“ Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Qui Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu. “
Mẹ ông – đã ngoài 80 tuổi – được Gia Long tha chết, còn Quang Diệu thì bị đem làm tội. Về cái chết của Trần Quang Diệu, thông tin là không thống nhất:

Có thuyết nói do ông thờ mẹ già 80 tuổi có hiếu nên Nguyễn Ánh chỉ ra lệnh chém, chứ không hành hình dã man như một số người khác. Tuy vậy, thuyết này không nói rõ ông bị chém ra sao và khiến người đọc có thể nghĩ là ông bị chết chém bình thường.
Có thuyết nói ông bị chém làm trăm mảnh. [2]
Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần thì cho rằng ông bị lột da nhồi trấu. [3]

[sửa] Lưu danh
Tên của ông hiện nay đã được đặt cho một con phố ở Hà Nội (Phố Trần Quang Diệu, khu Hoàng Cầu) và nhiều thành phố khác ở Việt Nam. Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho một ngôi trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 3, đường Lê Văn Sỹ: Trường tiểu học Trần Quang Diệu.
Văn Vương Đế
Văn Vương Đế
Hoàng Đế Đại Việt
Hoàng Đế Đại Việt

Tổng số bài gửi : 251
Age : 32
Đến từ : Quốc Tử Giám
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết