LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ảo thuật hoá học (p2)

Go down

Ảo thuật hoá học (p2) Empty Ảo thuật hoá học (p2)

Bài gửi by justin_timberlake Tue Jun 24, 2008 8:26 pm

B. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM DỰA TRÊN TÍNH CHẤT CỦA MUỐI COBAN (II)

1. Mực bí mật



Dùng mực là dung dịch muối coban màu hồng để viết lên giấy pơluyza hồng sẽ không nhìn thấy nét chữ.



Hơ bức thư lên bếp than, nét chữ sẽ có màu xanh vì nhiệt làm muối coban mất nước và chuyển sang dạng khan.



2. Chụp ảnh bằng bàn là (bàn ủi)



Vẽ một bức chân dung lên giấy hồng bằng dung dịch muối coban.



Dùng bàn là nóng là lên tờ giấy, bức chân dung màu xanh sẽ xuất hiện.



3. Đỏ kết hợp với trắng thành xanh



Dùng cặp kẹp một mảnh to canxi clorua khan (màu trắng) nhúng một nửa mảnh đó trong 1/2 giây vào dung dịch coban (II) clorua đậm đặc (màu đỏ) đựng trong cốc thủy tinh. Sau đó rút ngay mảnh canxi clorua ra khỏi dung dịch. Phần bị ngập của mảnh canxi clorua trong chốc lát bị nhuộm thành xanh.



Giải thích: Canxi clorua khan có tính háo nước nên đã hút nước của muối coban (II) clorua (đehiđrat hóa) biến nó thành thành khan nên có màu xanh.



4. Từ một chất pha được hai màu



Bạn hãy lấy một chất rắn, hòa tan vào hai cốc “nước” trong suốt giống hệt nhau, rồi khuấy đều. Hai cốc nước trông giống nhau đó sẽ bị nhuộm thành hai màu khác hẳn nhau: Một cốc màu hồng và một cốc màu xanh.



Giải thích: Chất rắn đem hòa tan là tinh thể của muối coban (II) khan. Còn hai cốc, thật ra chỉ có một cốc là nước còn cốc kia là axeton.



Khi hòa tan vào nước nó có màu hồng, màu của ion coban hiđrat hóa. Còn khi hòa tan vào trong axeton nó có màu xanh, màu của muối khan.



5. Nóng và nguội cũng khác màu



Một dung dịch màu hồng, đun nóng nó chuyển sang màu tím, để nguội nó lại trở về màu hồng.



Cách làm: Hòa tan 1g muối coban (II) clorua vào 2 – 3ml nước rồi cho thêm vào 1ml glixerin sẽ được dung dịch có tính chất trên.



Glixerin là chất rất háo nước, nó hút các phân tử nước hiđrat của các ion Co2+ làm thay đổi màu của ion này. Khả năng hút các phân tử nước của glixeron phụ thuộc vào nhiệt độ.



6. Bức tranh biến đổi màu sắc



Dùng dung dịch CoCl2 đậm đặc vẽ lên giấy trắng sẽ được một bức tranh có màu hồng. Căng bức tranh lên bảng hay lên dây. Đặt một bóng đèn điện gần sát bức tranh ở phía dưới vừa để mọi người quan sát cho rõ nhưng đồng thời cũng dùng nhiệt của bóng đèn điện để làm khô các nét vẽ. Nên để bóng đèn điện lệch sang một bên của bức tranh. Sau một thời gian ta sẽ được bức tranh có màu biến đổi theo khoảng cách đối với bóng đèn lần lượt là: tím xanh, tím xanh thẫm, tím hồng, hồng đỏ.



Sau đó ta làm ngược lại bằng cách chuyển chỗ của bóng đèn điện sang phía bên kia của bức tranh và phủ một miếng vải ẩm lên phía đặt ngọn đèn trước kia. Khoảng 2 – 3 phút sau ta lại có một bức tranh đổi màu ngược với trước.



Có thể dùng bức tranh màu này để theo dõi thời tiết. Qua biến đổi màu của nó có thể biết được độ ẩm hay khô hanh của không khí.



Giải thích: Tùy theo số phân tử nước mất nhiều hay ít mà nét vẽ có những màu sắc khác nhau.
justin_timberlake
justin_timberlake
Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn Lâm Viện hiệu lý.
Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn Lâm Viện hiệu lý.

Tổng số bài gửi : 182
Age : 33
Đến từ : khai quang - vĩnh yên - vĩnh phúc
Registration date : 21/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết