LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những thực nghiệm lý thú về Hoá học

Go down

Những thực nghiệm lý thú về Hoá học Empty Những thực nghiệm lý thú về Hoá học

Bài gửi by justin_timberlake Tue Jun 24, 2008 8:31 pm

Đoá hoa báo mưa, nắng


--------------------------------------------------------------------------------

Làm một "đóa hoa báo mưa, nắng" như hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dùng để trắc nghiệm sự thay đổi của thời tiết.

Dùng loại giấy nhún màu đỏ để làm một đoá hoa hồng, rồi phết nước muối đặc lên những cánh hoa (hoà muối ăn với nước, khuấy đều, cho thêm muối ăn cho tới khi muối ăn không tan được nữa là được nước muối đặc, dung dịch muối bão hoà), rồi cắm đoá hoa đó vào chậu hoa.

Nếu sắc màu của hoa bị nhạt đi thì thời tiết nhất định sẽ nắng, còn màu sắc hao trở nên thẫm hơn thì thời tiết sẽ râm hoặc mưa.

Đó là vì đoá hoa giấy thấm nước muối đặc thì dễ dàng hấp thu nước. Ngày râm khí áp thấp, độ ẩm không khí lớn, hoa giấy tiếp xúc với không khí có độ ẩm lớn thì có thể hấp thu nước trong không khí, nên hao giấy trở nên thẫm màu hơn lên một chút. Ngược lại, vào ngày nắng khí áp cao, độ ẩm không khí nhỏ, hoa giấy chẳng hấp thu được nước nên đương nhiên vẫn giữ màu vốn có, hoặc thấy nhạt đi một chút.

Đốt cháy đường


--------------------------------------------------------------------------------

Đường ăn có thể đốt cháy được không? Chúng ta hãy cùng nhau làm một thí nghiệm để thử xem sao!

Trên một nắp hộp bằng thiếc rải ở chính giữa một ít hạt đường (đường kính, đường cát, ...). Bạn đưa que diêm đang cháy vào đốt cháy những hạt đường đó thì dù bạn có xoay xở đốt bao nhiêu lần cũng chẳng đốt cháy được nó. Phải chăng là đường không thể cháy?

Bây giờ bạn hãy rắc một số tàn thuốc lá lên những hạt đường đó rồi thử đốt lại xem sao. Lúc này thì đường sẽ cháy, phát ra ngọn lửa màu xanh lam cho tời khi cháy hết.

Sau khi cháy xong, tàn thuốc lá đã rắc vào đường vẫn là tàn thuốc lá và không tăng, không giảm về số lượng, nhưng nó lại thúc đẩy cho đường cháy. Người ta gọi nó là chất xúc tác.

Thử độ tươi (mới) của bột mì


--------------------------------------------------------------------------------

Bột mì để lâu, do tác dụng của oxy, nước, vi sinh vật trong không khí, có thể sinh ra hiện tượng bị chua, hư hỏng. Muốn biết bột mì có còn tươi mới hay không, có thể dùng chất thử hoá học để kiển định đơn giản, như sau:

1. Lấy một bình thuỷ tinh hình nón, dung tích 150ml. Cho vào bình 40ml nước cất, rồi cho 5 gam bột mì biết chắc là tươi, mới vào bình, khuấy trộn đều, cho tới khi không còn cục bột nào ở trong nước. Tiếp đó nhỏ vào 5 giọt dung dịch chất thử phenolphatalêin, lắc đều. Lúc này dung dịch trong bình thủy tinh hình nón là không màu.

Pha loãng dung dịch natri hydroxyt (NaOH) 0,02%. dùng ống nhỏ giọt pipet (có khắc vạch trên ống) để hút dung dịch natri hydroxyt 0,02%, nhỏ giọt vào bình hình nón. Vừa nhỏ, vừa lắc đều bình hình nón cho tới khi dung dịch trong bình chuyển sang màu đỏ nhạt, trong 1 - 2 phút cũng không bị mất màu đó thì dừng lại, ghi số lượng dung dịch natri hydroxyt đã dùng chuẩn độ.

2. Sau đó lấy 5g bột mì cần thử độ tươi, mới. Cho bột đó vào bình hình nón cùng với 40ml nước cất, 5 giọt phenolphtalêin, khuấy đều, và cũng dùng dung dịch natri hydroxyt 0,02% để chuẩn độ như với bột mì tươi, mới. Ghi lại số lượng dung dịch natrihydroxyt khi dung dịch bột trở nên có màu đỏ nhạt, không mất màu trong vòng 1 - 2 phút.

Nếu lượng dùng dung dịch natri hydroxyt khi chuẩn độ bột mì cần thử mà tương tự như lần chuẩn độ bột mì tươi, mới (lần chuẩn độ trên) thì tin chắc bột mì cần thử là tươi, mới; còn nếu dung dịch NaOH nhiều hơn 2,5 lần so với lần chuẩn độ bột mì tươi, mới thì bột mì đã tồn trữ quá lâu, không thể dùng ăn được nữa.

Thành phần chủ yếu của bột mì là tinh bột (C6H10O5)n. Tinh bột giữ lâu thì dần dần phân giải thành glucose; glucose trong điều kiện thích hợp, lại phân giải thành các loại axit hữu cơ. Phenolphtalêin không có màu trong dung dịch axit có màu đỏ trong dung dịch kiềm. Do hàm lượng axit hữu cơ cao trong bột mì biến chất nên không thể dùng nó để ăn.

Cách phân biệt nhanh gạo nếp và gạo lốc


--------------------------------------------------------------------------------

Lấy mấy hạt gạo nếp và gạo lốc đã nấu chín, lần lượt đặt lên hai tấm thủy tinh khác nhau. Nhìn hình chắc bên ngoài thì chúng rất khó phân biệt được đâu là hạt gạp nếp và đâu là hạt gạo lốc. Có cách gì để phân biệt nhanh hai loại hạt đó không? Có. Và xin giới thiệu một cách hay, mời bạn thử xem.

Tìm một lọ cồn Iốt vẫn thường dùng để sát trùng, tiêu độc trong ngành y. Lần lượt nhỏ 1 giọt cồn Iốt lên hạt gạo lốc và hạt gạo nếp ở trên hai tấm thủy tinh. Sẽ thấy hạt gạo lốc khi tiếp xúc với Iốt thì hiện ra màu xanh lam, và hạt gạo nếp khi tiếp xúc với Iốt thì hiện ra màu đỏ nâu.

Như vậy, thật đơn giản mà thật nhanh phân biệt hạt gạo nếp và hạt gạo lốc.

Hàm lượng tinh bột của gạo lốc, gạo nếp đều phong phú. Thế thì vì sao khi chúng gặp iốt lại đổi màu khác nhau?

Giải thích. Những hạt tinh bột trong gạo lốc có mạch phân tử thẳng (khối lượng phân tử khoảng 200.000 đơn vị cacbon), tựa như những que gỗ được xếp thành đống rất thứ tự, liên tiếp nhau; còn tinh bột trong gạo nếp là tinh bột có mạch phân tử phân nhánh (khối lượng phân tử khoảng 1.000.000 đơn vị cacbon), giống như những khúc gỗ được chặt xong xếp đồng ngẫu nhiên với nhau.

Ăn thực phẩm làm bằng gạo nếp thì no lâu hơn do tinh bột của gạo nếp có mạch phân tử phân nhánh, không dễ được cơ thể tiêu hóa. Cho nên không nên ăn quá nhiều thực phẩm bằng gạo nếp một lúc.
justin_timberlake
justin_timberlake
Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn Lâm Viện hiệu lý.
Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn Lâm Viện hiệu lý.

Tổng số bài gửi : 182
Age : 33
Đến từ : khai quang - vĩnh yên - vĩnh phúc
Registration date : 21/06/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết