LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LÃ BẤT VI

Go down

LÃ BẤT VI Empty LÃ BẤT VI

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:41 am

Lã Bất Vi, người Bộc Dương, là một phần tử đầu cơ chính trị nổi tiếng cuối thời kỳ Chiến quốc của Trung Quốc. Những năm đầu, hoạt động chủ yếu của Lã Bất Vi là buôn bán, ông đi các địa phương để buôn chuyến, để mua rẻ bán đắt, để kiếm lời, trở thành một nhà buôn giàu có nhất thời đó. Mặc dù trong nhà Lã Bất Vi đã tích lũy được hàng vạn lạng vàng, nhưng ông vẫn không thoả mãn với hiện trạng, từng giờ từng phút nghĩ cách theo đuổi quyền thế cao hơn để thu được càng nhiều của cải hơn. Do đó trong thời gian buôn bán ở Hàm Đan, Lã Bất Vi đã làm thân với Tử Sở là con tin của nước Tần. Lúc đó Tử Sở làm con tin ở nước Triệu. Anh lâm vào hoàn cảnh rất ác liệt, nên rất bất bình. Lã Bất Vi đã suy nghĩ rất kỹ càng, xác định Tử Sở là một món hàng quí có thể lợi dụng được. Thế là ông không tiếc tiền của, ông đã đến gặp Hoa Dương phu nhân của nước Tần và thuyết phục bà làm cho Tử Sở được Tần An Quốc quân nhận làm con trưởng.
Sau khi Tử Sở kế thừa Tần Quốc vương lên ngôi, Lã Bất Vi đã được trọng dụng. Tử Sở đã Cập cho Lã Bất Vi một trang trại 10 vạn hộ ở Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Ngoài ra còn bổ nhiệm ông làm Thừa tướng nước Tần. Như vậy, Lã Bất Vi từ một tên lái buôn tầm thường nhảy một bước trở thành quyền thần nổi tiếng của nước Tần, thế lực cực kỳ mạnh mẽ. Trước khi Tần vương Doanh Chính tự mình chấp chính, Lã Bất Vi đã được phong làm Tướng quốc, xưng hiệu là “ Trọng Phụ” tức là cha nuôi của Tần Vương. Thời kỳ này Lã Bất Vi càng củng cố ảnh hưởng quan trọng đối với nền chính trị của nước Tần. Lã Bất Vi không chỉ là một thương nhân, một nhà chính trị, mà đối với sự phát triển tư tưởng học thuật cổ đại của Trung Quốc cũng có những tác dụng nhất định. Ông bắt chước những người như Tín Lăng Quân, Bình Nguyên Quân, chiêu mộ các môn khách danh sĩ, trước thuật lập thuyết, biên soạn thành bộ sách “ Lã Thị Xuân Thu” (cũng gọi là “ Lã Lãm ”). Việc này đối với thời kỳ đó rõ ràng là có tác dụng tiến bộ. Song bản chất tham tàn của con buôn đã quyết định, Lã Bất Vi không thể hiến thân cho hoạt động cải cách chính trị cuối thời kỳ Chiến quốc được. Ông đã cùng với Lao Ái, câu kết với Thái hậu Triệu Thị, mẹ đẻ của Tần vương Doanh Chính, là người hoang dâm vô độ, kết quả dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng. Năm 237 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng vô cùng phẫn nộ đối với Lã Bất Vi, Lã Bất Vi sợ mang tội nên đã tự tử.

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LÃ BẤT VI Empty Truyện về ông ta:

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:42 am

***

Lã Bất Vi là một nhà buôn lớn ở vùng Dương Trạc. Ông đi buôn chuyến ở rất nhiều địa phương. Ông mua rẻ bán đắt, do đó mà ông phất lên thành giàu có. Gia sản của ông có tới ngàn vạn lạng vàng.
Năm Tần Chiêu Vương thứ 40 (năm 267 trước công nguyên), Thái tử qua đời. Đến năm thứ 42 (năm 265 trước công nguyên) Tần Chiêu Vương đưa người con thứ hai của An Quốc Quân là Doanh Trụ lên làm Thái tử nước Tần. An Quốc Quân có cả thảy hơn 20 người con trai. Hồi đó An Quốc Quân có một mỹ phi rất được Ngài sùng ái nên được Ngài đưa lên làm Chính phu nhân, được gọi là Hoa Dương phu nhân. Hoa Dương phu nhân không có con trai. An Quốc Quân có một người con trai trong hàng anh chị em tên là Tử Sở. Mẹ Tử Sở tên là Hạ Phi. Bà không được An Quốc Quân yêu mến. Là con tin của Tần quốc, Tử Sở bị đưa đến thành Hàm Đan là thủ đô của nước Triệu. Nước Tần đã nhiều lần đánh phá nước Triệu, do đó các quân thần nước Triệu đối xử với Tử Sở không lấy gì làm tử tế cho lắm.
Tử Sở là một đứa con vô cùng ranh mãnh của An Quốc Quân nước Tần đi làm con tin ở nước chư hầu. Tiền nong xe ngựa không đủ dùng, cuộc sống thiếu thốn, Tử Sở rất không hài lòng. Hồi đó Lã Bất Vi đang buôn bán ở Hàm Đan, đô thành của nước Triệu, thấy cảnh Tử Sở như vậy thì rất thông cảm với cảnh ngộ của anh. Lã Bất Vi cho rằng “ Đây là một món bở, có thể lợi dụng được ”. Thế là Lã Bất Vi chủ động đến thăm Tử Sở, Ông thuyết phục Tử Sở rằng : “ Tôi có thể làm cho anh có nhà cao cửa rộng!” Tử Sở cười, nói : “ Trước mắt hãy xây nhà cao cửa rộng cho chính bản thân Ông đi, rồi sau đó hãy xây nhà cho tôi!” Lã Bất Vi trả lời Tử Sở : “ Anh không biết cái điều sâu xa kỳ diệu trong đó đấy thôi. Cửa nhà anh có mở rộng thì cửa nhà tôi mới mở rộng được.” Tử Sở hiểu rõ Lã Bất Vi muốn nói gì nên đã mời Lã Bất Vi ngồi rồi hàn huyên tâm sự với ông. Lã Bất Vi nói : “ Tần Chiêu Vương tuổi đã cao rồi, An Quốc Quân nhất định được lập làm Thái tử.Tôi nghe nói An Quốc Quân rất sùng ái Hoa Dương phu nhân. Hoa Dương phu nhân không có con trai. Người có thể xác lập một người trong dòng họ làm con trưởng của An Quốc Quân thì chỉ có thể là Hoa Dương phu nhân. Hiện nay, anh có hơn 20 anh chị em. Anh là một trong những người đó, sao chẳng được ưu ái gì mà chỉ là một con tin sống lâu dài ở nước chư hầu. Nếu Tần Chiêu Vương qua đời thì An Quốc Quân được phong làm Tần Vương, lúc đó thì anh chẳng có hy vọng gì để cạnh tranh ngôi Thái tử với người anh của anh cũng như với các anh em mà lâu nay vẫn được gần gũi phụng thờ phụ thân của anh “. Tử Sở nói : “ Rất đúng, nhưng tôi có cách gì để đối phó được với họ ? ” Lã Bất Vi trả lời rằng : “ Anh rất nghèo, lại cư trú tại nước Triệu xa xôi, chẳng có gì để biếu xén các bậc đàn anh, để mời khách khứa bạn bè. Tôi tuy cũng nghèo, song tôi xin tự nguyện bỏ ra cho anh 1.000 lạng vàng để thay mặt anh đi về phía Tây nước Tần để thuyết phục, để phụng dưỡng An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân, làm sao để các vị đó đưa anh lên làm người thừa kế chính thức.”Tử Sở nghe nói vậy thì cúi đầu lậy tạ và nói: “ Nếu thật sự thực hiện được kế sách của Ngài, thì sau khi tôi được chấp chính, tôi nhất định sẽ chia nước Tần để Ngài cùng hưởng.”
Lã Bất Vi liền lấy 500 lạng vàng tặng cho Tử Sở để làm phí dụng tiếp đãi khách khứa bạn bè. Ông cũng bỏ ra 500 lạng vàng để mua những vật quí báu, hiếm có và tự mình mang số châu báu quí hiếm ấy đi về phía Tây đến nước Tần để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục. Trước hết Lã Bất Vi xin được gặp bà chị của Hoa Dương phu nhân, nhờ chuyển tặng Hoa Dương phu nhân toàn bộ số châu báu mà ông mang theo. Sau đó Lã Bất Vi lợi dụng thời cơ có mặt Hoa Dương phu nhân để tâng bốc Tử Sở, nào là Tử Sở là người hiền hậu, thông minh, linh lợi như thế nào, giao du với các tân khách ở nước chư hầu tế nhị ra sao, hầu như đã quen thân tất cả những người tai to mặt lớn, những người nổi tiếng toàn nước Triệu. Nào là Tử Sở nói : “ Cả đời tôi sống nhờ vào phu nhân, ngày đêm rơi lệ vì nhớ đến Thái tử và Hoa Dương phu nhân.” Hoa Dương phu nhân nghe nói vậy thì rất phấn khởi. Lã Bất Vi lại xúi bẩy bà chị của Hoa Dương phu nhân, nói bà nên tìm mọi cách khuyên giải cho Hoa Dương phu nhân rằng : “Chị đã từng nghe nói, người nào chỉ dựa vào nhan sắc của mình để được sùng ái, phụng dưỡng thì khi đã già yếu, nhan sắc đã phai tàn thì sự âu yếm cũng sẽ giảm đi. Hiện nay phu nhân đang phụng dưỡng Thái tử An Quốc Quân, được Ngài yêu thương, chiều chuộng, song phu nhân lại không sinh được cho Ngài một người con trai. Nếu trong thời gian này phu nhân không sớm nhận lấy một đứa con nào đó thông minh, hiếu thuận trong số hàng chục đứa con của An Quốc Quân, nhận nó làm con đẻ thì phu nhân sẽ ở vào tình thế rất nguy hiểm. Bởi vì khi phu quân còn sống mà phu nhân có được đứa con chính thức thì phu nhân càng được tôn quí, và sau khi phu quân băng hà phu nhân sẽ lập ngay con trai mình lên kế vị ngôi Vương. Như vậy quyền thế của phu nhân trước sau không bao giờ bị suy giảm. đó chính là cái mà người ta gọi là thượng sách, chỉ dựa vào một câu nói mà có thể có được cái lợi cho vạn thế. Con người ta nếu không biết xác lập địa vị của mình trong lúc còn vinh hoa phú quí thì khi nhan sác đã phai tàn hoặc sau khi không được Quân vương quí trọng yêu chiều nữa thì dù có nói gì đi nữa cũng chẳng có ích gì. Ngày nay Tử Sở là một người thông minh, hiền lành, lịch sự. Anh ta cũng biết mình là một trong những người con của An Quốc Quân, nếu theo thứ bậc thì không thể nào phong làm con trưởng được. Hơn nữa Hạ Phi, mẹ đẻ của Tử Sở lại không được An Quốc Quân yêu mến, cho nên nó chỉ có thể nương tựa vào phu nhân mà thôi. Trong lúc này nếu phu nhân đề bạt được Tử Sở, cho anh ta trở thành con trưởng của An Quốc Quân thì suốt đời phu nhân vẫn được nước Tần trọng vọng”. Hoa Dương phu nhân thấy lời lẽ của Lã Bất Vi rất có lý, cho nên nhân lúc Thái tử nhàn rỗi, bà đã chuyện trò với An Quốc Quân một cách rất dịu dàng về cậu con trai Tử Sở đang là con tin ở nước Triệu. Bà kể rằng Tử Sở hết sức thông minh lại rất hiền thảo, rằng những người có qua lại nước Triệu đều rất ca tụng Tử Sở. Tiếp đó Hoa Dương phu nhân lại khóc thút thít mà nói rằng : “ Thiếp có may mắn là được ở hậu cung, nhưng lại bất hạnh là không sinh được cho Vương một đứa con trai, mong rằng Quân vương hãy lập Tử Sở làm con trưởng. Như vậy thân phận thiếp mới có chỗ để nương nhờ.” An Quốc Quân đã chấp thuận lời yêu cầu của Hoa Dương phu nhân, rồi cùng Hoa Dương phu nhân khắc bản Ngọc Phù để làm bằng chứng, ước định phong cho Tử Sở làm con trưởng. An Quốc Quân và Hoa Dương phu nhân đã tặng cho Tử Sở rất nhiều tài vật quí giá và mời Lã Bất Vi làm thầy dạy cho Tử Sở. Do đó danh vọng của Tử Sở ở nước chư hầu càng thêm lớn lao.

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LÃ BẤT VI Empty Re: LÃ BẤT VI

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:42 am

Lã Bất Vi tuyển trong đám vũ nữ ở Hàm Đan một số đồng hương rất xinh đẹp lại biết múa hát. Trong đám vũ nữ có một cô mỹ nữ đã có thai. Một lần Tử Sở ngồi uống rượu ở trong nhà Lã Bất Vi đã nhìn thấy cô mỹ nữ này, trong lòng rất ái mộ cô ta. Tử Sở đứng dạy bái thọ Lã Bất Vi, hy vọng Lã Bất Vi sẽ cho anh cho cô mỹ nữ. Thoạt đầu Lã Bất Vi rất bực mình, nhưng nghĩ lại ông đã vì Tử Sở mà bỏ ra một phần lớn gia tài, chi bằng dùng luôn thủ đoạn này để câu hàng hoá lạ. Thế là Lã Bất Vi đồng ý tặng luôn cô mỹ nữ này cho Tử Sở. Cô mỹ nữ Hàm Đan này đã giấu sự thật có chửa của mình, đến tháng thứ 12, cô ta đẻ ra Doanh Chính. Thế là Tử Sở phong cho cô ta là phu nhân.
Năm Tần Chiêu Vương thứ 50 (năm 257 trước công nguyên), nước Tần phái Vương Ỷ bao vây tiến đánh Hàm Đan của nước Triệu. Tình thế rẩt nguy Cập, nước Triệu định giết con tin của nước Tần la Tử Sở. Tử Sở thương lượng với Lã Bất Vi bàn mưu chạy trốn. Họ đã dùng 600 cân vàng để hối lộ cho bọn quan lại canh giữ cổng thành của nước Triệu, để họ chạy được ra ngoài. Tử Sở và một số người khác từ Hàm Đan chạy đến một doanh trại quân đội của nước Tần, và cuối cùng họ về được đến nước Tần. Nước Triệu định giết vợ và con trai của Tử Sở, nhưng vì vợ của Tử Sở là con gái của một gia đình giàu có của nước Triệu nên được che giấu đi. Chính vì vậy mà mẹ con còn sống sót. Năm Tần Chiêu Vương thứ 56 (năm 251 trước công nguyên), Tần Chiêu Vương ốm chết, Thái tử An Quốc Quân được kế vị làm Quốc Vương nước Tần. Đó là Tần Hiếu Văn Vương. Hoa Dương phu nhân được Tần Hiếu Văn Vương phong làm Vương Hậu, Tử Sở cũng được phong làm Thái tử. Lúc đó nước Triệu đã trả lại vợ và Doanh Chính, con trai của Tử Sở về nước Tần.
Tần Vương Doanh Trụ trị vì được một năm thì qua đời. Triều thần đã truy tặng tôn hiệu là Hiếu Văn Vương. Thái tử Tử Sở thay Tần Hiếu Văn Vương lên làm Quân Vương mới. Đó là Tần Trang Tương Vương. Tử Sở phong bà mẹ nuôi Hoa Dương Vương Hậu lên làm Hoa Dương Thái hậu và cũng tôn Hạ Phi, mẹ đẻ của mình làm Hạ Thái hậu. Năm Trang Tương Vương thứ nhất (năm 249 trước công nguyên) Tần Vương bổ nhiệm Lã Bất Vi làm Thừa tướng nước Tần và phong ông làm Văn Tín hầu, Cập cho ông một trang trại 10 vạn hộ ở Lạc Dương, Hà Nam làm phong địa. Trang Tương Vương lên ngôi đến năm thứ 3 thì chết. Thái tử Doanh Chính kế vị làm Tần Vương, tôn sùng Lã Bất Vi làm Tướng quốc, xưng hiệu là “Trọng Phụ”. Tần vương Doanh Chính còn nhỏ tuổi, Thái hậu Triệu Thị thường xuyên tư thông với Lã Bất Vi. Nô bộc trong nhà Lã Bất Vi có tới cả vạn người. Hồi đó nước Ngụy có Tín Lăng Quân, nước Sở có Xuân Giáp Quân, nước Triệu có Bình Nguyên Quân, nước Tề có Mạnh Thường Quân, những người này rất thích hội hè đình đám, tiếp đãi khách khứa lu bù. Lã Bất Vi cho rằng nước Tần rất hùng mạnh. Ông ta rất buồn vì không được như người ta, cho nên cũng chiêu mộ các danh sĩ khắp bốn phương, tiếp đãi họ hết sức nồng hậu, thế là trong phủ của ông đã có tới trên 3.000 vị khách. Hồi đó trong các nước chư hầu có rất nhiều người mồm mép giỏi giang như nhóm Tuân Khanh (Tuân Huống), viết sách Tấn biến trong thiên hạ. Lã Bất Vi cũng để cho mọi người giúp việc trong phủ của mình viết ra những điều tai nghe mắt thấy, tập hợp lại thành từng bộ sách gọi là Bát Lãm, Lục Luận, Thập Nhị Kỷ, tất cả gồm hơn 20 vạn chữ. Lã Bất Vi cho rằng bộ sách này có thể thâu tóm được mọi sự việc trong vạn vật cổ kim trong thiên hạ. Thế là Lã Bất Vi đặt tên cho bộ sách này là “ Lã Thị Xuân Thu ”. Sau khi bộ sách “ Lã thị Xuân Thu “ hoàn thành, Lã Bất Vi liền dán Bố cáo trên cổng thành Hàm Dương, treo trên cổng thành hàng ngàn lạng vàng, mời du sĩ, tân khách các nước đến và tuyên bố rằng, nếu ai thêm vào cuốn sách được một chữ thì sẽ thưởng cho người đó 1.000 lạng vàng.
Tần Thủy Hoàng ngày càng khôn lớn trưởng thành, vậy mà Thái hậu Triệu Thị vẫn gian dâm vô độ với Lã Bất Vi. Lã Bất Vi sợ rằng loạn dâm như vậy sẽ nguy hại đến quyền thế của mình. Cho nên ông ta đã ngấm ngầm tìm Lao Ái, một người có bộ dương vật rất to đến làm xá nhân, dung túng cho ông ta tổ chức những buổi hội hè hát múa. Lã Bất Vi lại sai Lao Ái dùng xe đồng lăn đi lăn lại cốt để cho Triệu Thái hậu nghe thấy để rồi hiến dâng Lao Ái cho Triệu Thái hậu. Sau khi Triệu Thái hậu biết chuyện về Lao Ái thì quả nhiên bà ta rất mê Lao Ái, rất mong đoạt được Lao Ái. Lã Bất Vi bèn hiến dâng ngay Lao Ái cho Triệu Thái hậu. Lã Bất Vi vờ vĩnh xui người cáo giác Lao Ái phạm tội đáng phải xử phạt cung hình (đem thiến thành quan hoạn). Lã Bất Vi lại nói riêng với Triệu Thái hậu rằng : “ Có thể giả vờ đem Lao Ái đi hoạn, như vậy Lao Ái mới có thể ở lại hầu hạ Thái hậu được.” Thế là Triệu Thái hậu bèn ngầm thưởng cho viên quan đã tiến hành “thiến” Lao Ái, giả vờ định tội cho Lao Ái, đồng thời còn vặt hết râu và lông mày trên mặt Lao Ái đi, giả vờ làm cho Lao Ái thành một tên quan hoạn như thật. Vì thế nên cuối cùng Lao Ái mới được đến phụng dưỡng Thái hậu. Sau khi Thái hậu đoạt được Lao Ái rồi thì hết sức nuông chiều ông ta, đi lại làm tình với Lao Ái đến mức mang thai. Thái hậu lo sợ người đời biết chuyện họ gian dâm nên đã giả vờ đi xem bói, cần phải thay đổi môi trường để tránh tai hoạ nên đã chuyển từ Vương cung rời sang sống ở Ung cung. Lao Ái luôn luôn đi theo Thái hậu đi chơi và được ưu ái một cách kỳ lạ. Mọi việc chính sự trong triều đình đều do Lao Ái chuyên quyền quyết đoán. Nô bộc trong nhà Lao Ái có tới mấy ngàn người. Bạn bè khách khứa dựa vào Lao Ái để mua quan bán tước xin đến làm xá nhân ở phủ của Lao Ái cũng có tới trên ngàn người.
Tần Thủy Hoàng trị vì đến năm thứ 7 tức là năm 140 trước công nguyên, thì Hạ Thái hậu, mẹ đẻ của Trang Tương vương ốm chết. Hiếu Văn Vương hậu là Hoa Dương Thái hậu được chôn chung trong một lăng mộ với Tần Hiếu Văn vương. Con trai của Hạ Thái hậu là Trang Tương Vương được chôn tại Chỉ Dương, cho nên khi Hạ Thái hậu chết phải chôn riêng, đơn độc tại phía Đông của Đỗ Nguyên. Bà di chúc lại rằng : “Nhìn về phía Đông thì có con trai tôi, nhìn về phía Tây thì có chồng tôi. Sau 100 năm, bên cạnh tôi tất nhiên còn có muôn nhà trong thôn ấp nữa.”

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LÃ BẤT VI Empty Re: LÃ BẤT VI

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:43 am

Năm Tần Thủy Hoàng thứ 9 (năm 238 trước công nguyên) có người tố giác với Doanh Chính rằng đúng là Lao Ái chưa bị hoạn thật, ông ta thường xuyên tư thông loạn dâm với Triệu Thái hậu và còn sinh được đứa con thứ hai nữa, nhưng đều bị giấu đi. Lao Ái còn âm mưu bí mật với Triệu Thái hậu rằng “Nếu Tần Vương băng hà, thì họ sẽ đưa đứa con trai này lên kế vị.” Thế là Tần Vương Doanh Chính giao cho pháp quan điều tra trừng trị. Kết quả đúng như mọi người đã phát giác và sự việc còn liên quan đến Tướng Quốc Lã Bất Vi. Tháng 9 năm ấy Tần Vương đã giết Lao Ái và chu di 3 họ nhà Lao Ái và cũng giết luôn cả đứa con thứ 2 của Thái hậu và đưa Thái hậu đến ở cung Ung. Những xá nhân của Lao Ái bị triều đình tịch thu gia sản và đày đến Thục địa (nay là Tứ Xuyên). Thật ra Tần Vương cũng muốn giết cả Tướng Quốc, song nghĩ đến việc Lã Bất Vi đã có công lao rất lớn phụng dưỡng Trang Tương Vương và lại có rất nhiều tân khách cùng biện sĩ đã xin cho Lã Bất Vi, nên Tần Vương Doanh Chính đành phải trị tội theo pháp luật.
Tháng 10 năm Tần Thủy Hoàng thứ 10, Lã Bất Vi bị cách chức Tướng Quốc ở nước Tần. Cho đến khi có người ở nước Tề tên là Mao Tiêu khuyên giải Tần Vương Doanh Chính nên dàn hoà với mẫu hậu, lúc đó Tần Vương mới đến Ung địa để đón Thái hậu và cùng với bà trở về Đô thành Hàm Dương. Đồng thời cũng đuổi Văn Tín Hầu Lã Bất Vi ra khỏi thủ đô Hàm Dương của nước Tần, bắt ông phải về trang trại được phong của ông ở Hà Nam. Sau hơn một năm thì các chư hầu, tân khách và các sứ giả không ngừng đến nước Tần, người người nối đuôi nhau đến thăm hỏi Văn Tín Hầu Lã Bất Vi. Tần Vương sợ Lã Bất Vi bất mãn rồi sinh ra phản loạn, liền gửi cho Văn Tín Hầu Lã Bất Vi một chiếu thư, trong đó viết : “ Khanh có công gì đối với nước Tần, mà nước Tần phải phong cho khanh tỉnh Hà Nam, cho khanh thừa hưởng vùng đất có 10 vạn hộ ? Khanh có quan hệ gì thân thuộc với Tần Vương mà dám xưng là “Trọng Phụ”? Trẫm ra lệnh cho khanh và gia thuộc phải chuyển đến ở đất Thục !” Lã Bất Vi tự nghĩ là mình đắc tội với Tần Vương, sợ rằng sẽ bị giết cho nên đã uống thuốc độc tự tử. Hai con người mà Tần Vương Doanh Chính căm giận là Lã Bất Vi và Lao Ái đều đã chết. Tần Vương đã cho gọi những xá nhân của Lao Ái bị đày đến Thục địa trở về. Năm Tần Thủy Hoàng thứ 19 (năm 228 trước công nguyên) Triệu Thái hậu qua đời. Tần Thủy Hoàng thượng tôn hiệu cho Triệu Thái hậu là Đế Thái hậu và chôn cất thi hài bà ở trong lăng của Tần Trang Vương ở Chỉ Dươg.

Tuyển tự “ Sử ký “
Quyển 85

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LÃ BẤT VI Empty Re: LÃ BẤT VI

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết