LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Go down

LƯU TỴ và chuyện về ông ta! Empty LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:44 am

Ngô Vương Lưu Tỵ là con trai Lưu Trọng, anh trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Năm thứ 7 sau khi Hán Cao Tổ bình định được thiên hạ thì lập Lưu Trọng lên làm Đại vương. Nhưng khi dân Hung nô tấn công đất Đại, Lưu Trọng không thể giữ nổi nên đã bỏ phong quốc, lẻn theo con đường hẻm chạy đến Lạc Dương, tự đến đầu thú với Thiên tử Lưu Bang. Thiên tử Lưu Bang thấy Lưu Trọng cũng là đồng bào cốt nhục với mình, cho nên đã không trừng trị anh ta theo pháp luật của Nhà nước, mà chỉ giáng Lưu Trọng xuống làm Hợp Dương hầu. Mùa thu năm Hán Cao Tổ thứ 11 (năm 196 trước công nguyên) Hoài Nam Vương Anh Bố khởi binh tạo phản. Phía Đông đánh chiếm Hình địa, thôn tính quân đội của Vương quốc, phía Tây vượt sông Hoài Hà, tấn công nước Sở. Hán Cao Tổ Lưu Bang tự mình lên ngựa dẫn quân đi trấn áp Anh Bố. Con trai của Lưu Trọng là Bái hầu Lưu Tỵ hồi đó còn rất trẻ, mới có 20 tuổi, rất có chí khí. Anh cầm đầu đội quân kỵ binh tướng sĩ cùng Hán triều Hoàng đế đánh bại đội quân của Anh Bố ở Hội Thuỳ, phía Tây huyện Đan. Anh Bố phải bỏ chạy. Vương Hình Lưu Cố bị Anh Bố giết chết, không có người nối dõi. Lưu Bang rất lo cho tình hình ở hai vùng Ngô, Hội kê, không có Quốc vương nào có đủ sức đủ lực để đi trấn giữ những địa phương này. Các Hoàng tử thì còn nhỏ, cho nên người đã lập Lưu Tỵ lên làm Ngô Vương ở ngay vùng đất Bái để cai trị 3 quận gồm 53 huyện. Đã làm lễ phong Vương ấn cho Lưu Tỵ, Hán Cao Tổ lại triệu kiến Lưu Tỵ đến để xem mặt và nói với Lưu Tỵ : “ Hình như khanh có phản tướng.” Trong lòng Lưu Bang rất ân hận, nhưng đã làm lễ phong tước mất rồi, chỉ còn cách xoa lưng Lưu Tỵ và cảnh cáo : “ Từ nay cho đến 50 năm nữa, các miền Đông Nam của triều Hán nếu có xảy ra vụ phản loạn nào thì chỉ do khanh gây ra mà thôi. Chẳng qua dưới bầu trời này, chúng ta đều là người họ Lưu, là người trong một nhà cả, khanh tuyệt đối không được làm phản loạn !” Lưu Tỵ cúi đầu trả lời Lưu Bang : “ Thần không dám tạo phản đâu ạ!”

Trong thời kỳ Hán Hiếu Huệ đế và Lã Hậu thống trị, thiên hạ vừa mới được yên ổn, các quận quốc chư hầu chỉ có thể an ủi nhân dân trong quận quốc của mình mà thôi. Ở quận Tượng Chương của nước Ngô có mỏ đồng, Lưu Tỵ liền triệu tập bọn lưu manh ở mọi nơi đến để đúc tiền, nấu nước biển làm muối, cho nên không thu tiền thuế, Nhà nước trở nên giàu có. Thời kỳ Hán Văn đế trị vì, Thái tử của Ngô Vương là Lưu Hiền đi vào triều để bái kiến Thiên tử, để có cơ hội phụng dưỡng Hoàng Thái Tử ăn uống, cờ bạc. Sư truyền của Thái tử Ngô Vương đều là người Sở, là những người hung hãn, bình thường rất ngạo mạn. Khi chơi cờ bạc thường hay tranh chấp với Hoàng Thái tử chứ không cung kính Thái tử. Do đó Hoàng Thái tử đã đánh Lưu Hiền là Thái tử Ngô Vương tại một sòng bạc và giết chết anh ta. Triều đình cho người đưa linh cữu của Thái tử Ngô Vương về nước Ngô để mai táng. Khi đến nước Ngô, Ngô Vương Lưu Tỵ rất không hài lòng, oán trách : “Chúng ta đều là đồng Tông ở trong thiên hạ, người chết ở Trường An, đáng lẽ phải chôn cất ở Kinh sư, tại sao cứ nhất định phải cho người đưa về nước để an táng ?” Sau đó Ngô Vương lại phái người khiêng linh cữu đưa về Trường An chôn cất. Bắt đầu từ sự kiện này, Ngô Vương Lưu Tỵ ngấm ngầm phản lại lễ tiết mà Phan Cự đã từng tôn sùng, giả vờ ốm không vào triều. Khi bên Kinh sư biết chuyện là Ngô Vương Lưu Tỵ vì chuyện con trai mà giả vờ ốm để không vào triều bái kiến Thái tử, sau khi kiểm tra, chứng thực Ngô Vương đúng là không ốm đau gì cả thì khi nước Ngô phái Sứ giả đến Trường An, các quan viên của triều đình đã bắt giữ họ để tiến hành thẩm vấn. Sau khi biết tin này Ngô Vương rất sợ nên càng tích cực chuẩn bị mưu phản mạnh hơn. Sau này Ngô Vương cử người thay ông đến gặp Hoàng đế để hành thu thỉnh lễ, một lần nữa Hoàng đế chất vấn Sứ giả của Ngô Vương. Sứ giả trả lời : “Ngô Vương Lưu Tỵ quả thực không ốm đau gì, chỉ vì Hán triều đã nhiều lần trừng trị Sứ giả của Ngô quốc, cho nên Ngô Vương mới giả vờ sinh bệnh. Vả lại trong sách cổ có viết “ Xem cá ở trong đầm sâu là không có lợi ”.

Như ngày nay Ngô Vương vừa mới giả vờ ốm, nếu để bị phát giác, bị Hoàng đế khiển trách thì lại càng đáng sợ, sợ rằng Hoàng đế sẽ xử tử, mọi âm mưu quỉ kế đều không giúp ích được gì. Mong rằng Hoàng thượng có thể lượng thứ, hoà hảo với Ngô Vương.” Thế là Thiên tử liền phóng thích cho các Sứ giả của Ngô Vương, cho họ trở về Ngô quốc, đồng thời còn tặng cho Ngô Vương mấy cái gậy, ân chuẩn cho Lưu Tỵ do tuổi tác đã cao, có thể không vào Kinh để triều kiến Thiên tử. Sau khi Ngô Vương được miễn tội, ý tưởng bí mật âm mưu tạo phản cũng dần dần tiêu tan. Tuy nhiên lãnh địa của Lưu Tỵ do có cái lợi của mỏ đồng có thể đúc tiền và có cá mắm, cho nên nhân dân có thể không phải nộp các loại thuế khác. Binh sĩ đi phục dịch, Ngô Vương đều phát cho tiền vàng. Cứ đến ngày lễ, ngày tết lại đi uý lạo những người có tài năng, ban thưởng cho những người bình dân. Các quan lại của các quân quốc khác đến Ngô quốc để bắt những kẻ phạm tội thì nước Ngô che chở cho họ, không cho dẫn độ đem về. Tình hình như thế này kéo dài hơn 40 năm. Chính vì nguyên nhân này mà Ngô Vương Lưu Tỵ có thể đi thăm dân chúng trong phong quốc của mình.

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LƯU TỴ và chuyện về ông ta! Empty Re: LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:45 am

Triều Thố đảm nhiệm gia lệnh nhà Thái tử, có thể được Hoàng Thái tử ban thưởng và yêu mến. Đã nhiều lần anh ta nói là Ngô Vương có tội, có thể cắt giảm phong địa của Ngô Vương. Triều Thố lại viết nhiều bản tấu khuyên giải Hán Văn đế là người khoan dung, không nhẫn tâm trừng phạt Lưu Tỵ. Do đó Ngô Vương Lưu Tỵ ỷ thế ngày càng kiêu căng ngạo mạn. Sau khi Hán Cảnh đế lên ngôi, Triều Thố đảm nhiệm chức Ngự sử đại phu, ông lại viết tấu “ Ngày xưa, Hán Cao Tổ vừa mới bình định được thiên hạ, vì có ít anh chị em, Chư Hoàng tử còn thơ ấu, bất đắc dĩ mới đại phong người cùng họ. Cho nên Lưu Bang phong cho con thứ Điệu Huệ vương thống trị hơn 70 huyện của nước Tề, phong cho thứ đệ làm Nguyên vương, thống trị hơn 40 huyện của nước Sở, phong cho Lưu Tỵ, con trai của người anh làm Ngô Vương, cho ông ta thống trị hơn 50 huyện. Còn phong cho họ hàng thân thích 3 chi họ, chia một nửa phần đất của nhà Hán. Ngày nay, Ngô Vươmg Lưu Tỵ lấy lý do ngày xưa Thái tử bị giết vì giả vờ ốm, cự tuyệt không triều kiến Thiên tử, nếu định tội theo pháp luật cổ đại thì phải xử tử hình. Hán Văn đế không nhẫn tâm giết ông ta mà chỉ lên án và đánh cho mấy gậy. Quốc gia, triều đình đối đãi với Ngô Vương Lưu Tỵ ân đức rất sâu đậm. Theo lý thì Ngô Vương Lưu Tỵ phải cải tà qui chính. Nhưng trái lại ông ta càng trở nên kiêu căng, dâm loạn, dựa vào mỏ để đúc tiền đồng, ra biển lấy nước làm muối, lôi kéo bọn lưu manh côn đồ trong thiên hạ để âm mưu làm loạn. Hiện nay triều đình đã làm cho Ngô Vương Lưu Tỵ suy yếu thì ông ta muốn tạo phản, không làm cho ông ta suy yếu, ông ta cũng vẫn muốn tạo phản. Nếu tước phiên, ông ta tức khắc tạo phản, thế thì mối nguy hại cho ông ta còn tương đối nhỏ; còn nếu không tước phiên, Ngô Vương kéo dài cuộc tạo phản thì gây tai hoạ cho quốc gia càng lớn. Mùa Đông năm Hán Cảnh Đế thứ 3 (năm 154 trước công nguyên) Sở Vương vào triều tham kiến Thiên tử. Nhân cơ hội này Triều Thố tố cáo Sở Vương Lưu Mậu trước đây đã phục vụ Bạc Thái hậu và đã phạm tội gian dâm, xin Hoàng đế xử tử ông ta. Hán Cảnh Đế ban bố chiếu lệnh miễn cho Sở Vương tội chết, đày ông ta đến quận Đông Hải. Triều đình thừa thế cũng tước luôn của Ngô Vương Lưu Tỵ hai quận Tượng Chương và Hội Kê. Cộng thêm tội Triệu Vương đã mắc hai năm trước nên đã tước luôn cả quận Hà Gian của ông ta. Do mắc tội mua quan bán tước mà Giao Tây vương Lưu Ấn cũng bị tước mất 6 huyện.


Các đại thần triều đình nhà Hán bàn bạc tước giảm đất phong của nước Ngô. Ngô Vương Lưu Tỵ sợ Chính phủ Trung ương tước phiên vô hạn độ nên đã vin vào đó để âm mưu phát động binh lính, mưu đồ phất cờ tạo phản. Thấy rằng trong đám Chư hầu vương không có người nào có khả năng tiến hành âm mưu bí mật với mình, nghe nói Giao Tây vương là người vũ dũng hào khí, lại giỏi về quân sự, các chư hầu nước Tề đều sợ ông ta, thế là Ngô Vương cử Trung đại phu Ứng Cao đi sang Giao Tây vương công tác. Ứng Cao không mang theo thư của Ngô Vương mà chỉ truyền đạt khẩu dụ ý của Ngô Vương Lưu Tỵ là : “ Ngô Vương không có tài đức, sớm muộn gì thì cũng gặp tai hoạ, không dám tự mình ra ngoài, nên cử tôi đến trình bày ý định tốt đẹp của Ngài.” Giao Tây vương nói : “ Xin tiên sinh chỉ giáo.” Ứng Cao trả lời : “Hiện nay Chúa thượng đề bạt những kẻ gian loạn, tán dương những kẻ gian thần, sùng ái ngụy quân tử, tin tưởng ở những kẻ khốn kiếp làm điều thị phi, lơi lỏng các luật lệnh, chiếm đoạt đất đai của chư hầu, càng ngày càng khủng bố dữ, tàn sát nhiều, trừng trị các lương thần, thiện dân ngày càng nghiêm trọng. Tục ngữ có câu : “ Thoạt đầu ăn cám, sau này ăn cơm.” Ngô Vương và Giao Tây vương đều là những chư hầu vương nổi tiếng, nếu chẳng may bị triều đình phát giác, e rằng tất cả chúng ta đều không được yên thân. Ngô Vương đang bệnh hoạn, hơn 20 năm rồi không đến Kinh vào Triều được. Ngài rất lo bị người ta nghi ngờ thì không có cách nào tự bạch, hiện nay đã chú ý cẩn thận hơn mà vẫn sợ không có ai hiểu cho. Thần nghe trộm thấy Đại vương Ngài bị liên lụy bởi việc bán quan tước, nghe nói chư hầu vương bị thu hồi phong địa, mà tội lỗi không chỉ có như vậy, nên sợ rằng không phải chỉ bị thu hồi đất đai mà thôi đâu.” Giao Tây vương đáp lại rằng: “Ngài nói rất đúng, có việc như vậy thật. Vậy thì Ngài tính làm sao đây ?” Ứng Cao nói : “ Thù hận tương đồng thì phải giúp đỡ lẫn nhau; sở thích tương đồng thì phải thông cảm với nhau; tâm tình tương đồng thì phải cùng nhau làm trọn; nguyện vọng tương đồng thì phải cùng nhau theo đuổi; lợi ích tương đồng thì phải đồng sinh cộng tử. Ngày nay Ngô vương tự thấy có chung mối lo âu với Đại vương, mong rằng sẽ thuận theo thời thế, tuân theo đạo lý, hy sinh tính mệnh, giải trừ tai hoạ cho thiên hạ. Không biết Ngài có đồng ý với cách suy nghĩ của Ngô Vương hay không ?”

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LƯU TỴ và chuyện về ông ta! Empty Re: LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:46 am

Giao Tây vương giật mình nói : “ Tôi làm sao dám làm như vậy? Ngày nay Chúa thượng tuy có nóng nảy vội vàng, tôi cũng đành chịu chết mà thôi, chứ không thể không suy tôn ông ta.”
Ửng Cao trả lời : “ Khanh cử đại phu Triều Thố đến mê hoặc Thiên tử, chiếm đoạt lấy phong địa của các chư hầu vương, làm cho các trung hiền không nghe, không thấy gì hết, các đại thần trong triều đình đều oán ghét, các chư hầu vương đều có ý đồ mưu phản. Những điều khanh làm đã lên đến cực điểm. Sao Tuệ xuất hiện, hoàng trùng đã nhiều lần gây tai hoạ. Tình hình này một vạn năm mới gặp một lần, còn khi âu sầu khổ não thì chính là điều kiện để thánh nhân xuất hiện. Cho nên Ngô Vương dự định lấy việc mưu sát Triều Thố ở trong triều đình làm lời hiệu triệu quân đội hậu vệ đi theo Đại vương tung hoành ngang dọc ngoài chiến trường. Nhân dân những vùng mà quân đội đánh đến, tất cả đều qui hàng, những thành phố mà quân đội tấn công đều thu phục được cả, trong thiên hạ không có người nào dám không thần phục. Nếu quả thật Đại vương không giữ được lời hứa, thì Ngô Vương dẫn Sở Vương đi đánh chiếm Hàm Cốc Quan, cố thủ ở Doanh Dương, giữ lấy kho lương, ngăn chặn quân đội nhà Hán. Sắp xếp các cư xá cho yên ổn, chờ Đại vương đến. May ra mà Đại vương thân chinh giá lâm thì thiên hạ có thể bị thôn tính, hai vị Quân vương sẽ chia nhau thiên hạ, chẳng được lắm sao ?”
Giao Tây vương nói: “ Được ”. Ửng Cao về đến nước Ngô liền tấu báo lên Ngô Vương. Ngô Vương vẫn còn lo Giao Tây vương vẫn không chịu tham gia phối hợp, cho nên ông đã thân chinh đi đến chỗ Giao Tây vương để liên kết với Giao Tây vương tại chỗ. Quần thần trong nước Giao Tây, có người nghe nói Giao Tây vương có âm mưu bí mật nên đã khuyên rằng : “Phụng dưỡng Hoàng đế là việc lớn rất tốt. Hiện nay Đại vương liên minh với quân đội của Ngô Vương Lưu Tỵ tấn công về phía Tây. Nếu sự việc thành công thì hai vị Quân vương chia nhau thiên hạ, nếu như hoạn nạn thì cùng chịu. Đất phong của các nước chư hầu không bằng 2/10 của Hán quận, nếu khởi binh làm loạn sẽ làm cho Thái hậu lo lắng, đó không phải là một chủ ý hay.” Về cơ bản Giao Tây vương không nghe lời khuyên của họ, mà cho Sứ giả đi mời các Tề vương, Truy Xuyên vương, Giao Đông vương, Tế Nam vương, Tế Bắc vương cùng phối hợp hành động. Tất cả đã nhận lời sẽ phối hợp và còn cho rằng : “ Thành Dương Cảnh vương là người đại nghĩa, đã từng tấn công giết chết cả họ nhà họ Lã, hiện nay không cần phải liên lạc với Thành Dương vương mà sau khi sự việc thành công sẽ chia sẻ thắng lợi cho họ.”

Các chư hầu vương nghe nói họ sẽ bị triều đình thu bớt đất đai thì vô cùng kinh ngạc và sợ hãi, rất nhiều người đã thù oán Triều Thố. Trong khi chờ chiếu thư của triều đình thu hồi các quận Hội Kê, Dự Chương của nước Ngô, Ngô Vương đã khởi binh chống lại triều đình trước. Tháng Giêng năm Bính Ngọ, nước Giao Tây đã giết chết 2000 viên quan lại do Trung ương trièu Hán cử đến. Các nước chư hầu Giao Đông, Truy Xuyên, Tế Nam, Sở, Triệu vv... cũng khởi sự như vậy và cùng khởi binh Tây tiến. Sau khi khởi binh, Tề vương đã hối hận là đã tham gia phản loạn, nên đã uống thuốc độc tự tử, phản bội lại điều ước của liên minh. Khi cuộc chiến chưa phân rõ thắng bại ở Tề Bắc vương thì Lang trung lệnh của ông đã cưỡng chế canh giữ ông, không cho ông khởi binh. Giao Tây vương làm đại soái cùng với ba nước là Giao Tây, Truy Xuyên, Tế Nam cùng bao vây Lâm Truy. Triệu vương Lưu Toại cũng tham gia phản loạn, bí mật cử Sứ giả đến Hung nô để cùng liên minh tác chiến.
Bảy nước chư hầu đã khởi binh phản loạn. Ngô Vương Lưu Tỵ đã tổng động viên toàn bộ quân đội ở trong nước và còn tiến hành động viên chiến tranh ở nước Ngô, ông ra lệnh : “Trẫm đã hơn 62 tuổi rồi, Trẫm tự xuất quân ra trận. Con trai nhỏ của Trẫm tuy mới 14 tuổi cũng sẽ xung phong vào bộ đội. Tẫt cả những người tuổi tác như Trẫm, hoặc những người như con nhỏ của Trẫm đều cần phải động viên.” Cuộc khởi binh lên tới hơn 20 vạn người. Cử Sứ giả đi về phía Nam để hoạt động ở Mẫn Việt và Đông Việt. Đông Việt cũng xuất binh cùng tham gia.

Tháng Giêng của Giáp ( 60 năm ) Hán Hiếu Cảnh đế thứ 3, Ngô Vương Lưu Tỵ là người đầu tiên khởi binh làm phản ở Quảng Lăng, Tây tiến vượt sông Hoài Hà để phối hợp với quân đội của nước Sở. Nước Sở cử Đại sứ đặc mệnh đem chiếu thư đến các chư hầu vương. Trong chiếu thư viết : “ Ngô Vương Lưu Tỵ cung kính thăm hỏi những người con của các Giao Tây vương, Giao Đông vương, Truy Xuyên vương, Tế Nam vương, Triệu vương, Sở vương, Hoài Nam vương, Hoành Sơn vương, Lư Giang vương và Cố Trường Sa vương, xin các Ngài hãy chỉ giáo cho tôi. Vì trong Chính phủ Trung ương nhà Hán có giặc thần chuyên quyền, chẳng có công đức gì đối với quốc gia mà lại di xâm chiếm phong địa của các chư hầu vương, bắt bớ các quan lại rồi thẩm vấn, trừng trị họ để làm nhục các chư hầu vương, không dùng nghi lễ của các chư hầu vương để đối đãi với các thân nhân cốt nhục cuả Lưu Thị, cách chức các công thần của Tiên Hoàng đế, gieo tai hoạ cho toàn dân thiên hạ, âm mưu làm nguy hại cho quốc gia xã tắc. Hoàng đế bệ hạ ốm yếu bệnh tật, thần trí không được tỉnh táo minh mẫn, không thể cảnh giác với các gian thần. Ngô Vương tôi muốn khởi binh mưu sát các gian thần loạn đảng ở ngay trong triều đình, rất mong mọi người mau mau chỉ giáo. Tệ quốc tuy phong địa nhỏ hẹp, song cũng có cả một vùng 3000 dặm; nhân dân tuy ít cũng có thể trưng tập được 50 vạn tinh binh, cường tướng. Bình thường bản vương đã giữ được mối quan hệ hữu hảo hơn 30 năm với nước Nam Việt. Quân vương nước Nam Việt không do dự đã xuất một bộ phận quân đội để cùng quả nhân chinh chiến. Thế là Trẫm lại có thêm hơn 30 vạn quân đội. Bản vương tuy không mạnh, cũng xin tình nguyện tự mình hành động cùng với các chư hầu vương. Nam Việt giáp giới với Trường Sa ở về phía Nam, do con trai của Trường Sa vương soái lĩnh quân đội bình định khu vực phía Bắc Trường Sa, phía Tây hướng về phía các thuộc địa và Trung Hán. Thông báo cho Nam Việt vương ý đồ này. Sở vương, Hoài Nam vương cùng Trẫm tiến về phía Tây. Các chư vị vương hầu ở nước Tề cùng Triệu vương bình định các khu vực Hà Gian, Hà Nội v.v...rồi sau đó một bộ phận tiến vào Lâm Tấn quan, một bộ phận cùng Trẫm hội hợp ở Lạc Dương; chính ra các Yến vương, Triệu vương cùng với thủ lĩnh các dân tộc người Hồ ký kết hiệp định phối hợp khi xuất binh. Yến vương thì tiến lên phía Bắc bình định các quận Đại địa, Vân Trung; các binh mã chuyên thống trị dân tộc Hồ thì tiến vào Tiêu Quan, áp sát thành phố Trường Sa, giúp đỡ Thiên tử, từ đó mà làm cho Hoàng thất được bình an. Mong rằng các chư hầu vương hãy làm việc cho tốt. Con trai Sở Nguyên vương cùng với Tam vương Hoài Nam có đến hơn 10 năm không được tắm gội, căm thù triều đình đến tận xương tủy, đã muốn tìm cơ hội để xuất binh từ lâu. Song vì Trẫm vẫn chưa được sự đồng ý của các chư hầu vương, cho nên chưa dám nghe theo. Hiện nay nếu các chư vị Đại vương có thể tiếp tục ủng hộ, trấn áp sự tàn bạo, đạt dược mục đích là yên định chính quyền của họ Lưu thì đó cũng là hy vọng của quốc gia vậy. Nước Ngô tôi tuy nghèo, nhưng tôi cũng tiết kiệm ăn mặc, tiêu pha, tích luỹ kim tiền, rèn cán luyện quân, tích lũy lương thực hết ngày này qua tháng khác đã được hơn 30 năm rồi. Mong rằng các vị chư hầu hãy lợi dụng tối đa những điều kiện này. Người nào chém giết hoặc bắt được một Đại tướng thì sẽ được ban thưởng 5000 cân tiền vàng, được phong ấp một vạn hộ. Người nào giết được hoặc bắt sống được một Liệt tướng của triều đình thì sẽ được ban thưởng 3000 cân tiền vàng, được phong ấp 5000 hộ. Người nào giết hoặc bắt sống được một Tì tướng của triều đình sẽ được ban thưởng 2000 cân tiền vàng, phong ấp 2000 hộ. Người nào giết hoặc bắt được quan viên 2000 thạch của triều đình sẽ được ban thưởng 1000 cân tiền vàng, được phong ấp 1000 hộ. Người nào giết hoặc bắt được quan viên 1000 thạch của triều đình sẽ được ban thưởng 500 cân tiền vàng, được phong ấp 500 hộ. Tất cả những nhân sĩ trên đây đều có thể trở thành Liệt hầu. Trong số quan viên triều đình nếu có ai đem quân đội cùng trại ấp đến đầu hàng. Nếu mang đến một vạn lính thì được phong ấp một vạn hộ như bắt được một Đại tướng; người đầu hàng có 5000 người như bắt được một Liệt tướng; người đầu hàng có 3000 người như bắt được một Tì tướng; người đầu hàng có 1000 người như bắt được một quan chức 2000 thạch. Còn những quan lại khác thấp hơn đều có thể theo thứ tự đẳng Cập mà được ban thưởng chức vụ, kim tiền. Tất cả các vật phẩm để khen thưởng đều nhiều gấp đôi so với qui định trong pháp luật của chính quyền nhà Hán. Mong rằng các chư vị hầu vương hãy ra lệnh rõ ràng cho các sĩ đại phu tuân theo, không nên lừa dối những người khác. Tiền tài của bản vương khắp thiên hạ ở đâu cũng có, không nhất thiết phải đến nước Ngô để nhận. Các chư vị Hầu vương có thể hưởng thụ quanh năm không hết. Những người đáng được ban thưởng, các vị có thể báo cho bản vương biết, bản vương sẽ đến tận nơi để ban thưởng. Vậy xin cung kính thông báo tình hình này để các vị cùng biết.”

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LƯU TỴ và chuyện về ông ta! Empty Re: LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:46 am

Có 7 bản tấu về tạo phản của các nước chư hầu đã được chuyển đến Thiên tử. Thiên tử Hán Cảnh đế đã phái Thái uý Điều hầu Chu Á Phu thống soái 36 viên tướng, xuất binh đón đánh quân đội của nước Ngô và nước Sở; và cũng phái Khúc Chu hầu Lệ Ký tiến đánh quân đội của nước Triệu; ra lệnh cho tướng Loan Bố tấn công quân đội nước Tề; ngoài ra còn cử Đại tướng Đậu Anh đến đóng quân ở Vinh Dương để giám thị quân đội nước Tề, nước Triệu.
Các tấu báo về sự tạo phản của hai nước Ngô, Sở đã được gửi đến, quân đội chính phủ của chính quyền nhà Hán vẫn chưa hành động, lúc đó Đậu Anh vẫn còn chưa lên đường, Hán Cảnh đế cho gọi Viên Ang, nguyên Thừa tướng của nước Ngô đến. Lúc này Viên Ang đang nghỉ ở nhà, Hoàng đế ra lệnh cho mời ông đến. Hoàng đế đang cùng Triều Thố điều binh, chuẩn bị quân lương. Hán Văn đế hỏi Viên Ang : “ Khanh đã từng làm Thừa tướng của nước Ngô, khanh có hiểu rõ người của Ngô Vương là Đại thần Điền Lục Bá hay không. Ngày nay Ngô Vương, Sở quốc làm phản, khanh thấy thế nào ?”
Viên Ang trả lời : “ Không nên trù trừ do dự gì nữa, hiện nay có thể đánh bại họ được rồi.” Hán Cảnh đế hỏi tiếp : “ Ngô Vương dựa vào việc có mỏ đồng để đúc tiền, nấu nước biển để làm muối, là bậc hào kiệt trong thiên hạ, đến bạc đầu mới khởi binh làm phản. Nếu đúng là như vậy thì họ không quan tâm đến việc chuẩn bị, làm sao có thể gây phiến loạn được ? Khanh dựa vào cái gì mà nói họ không hành động ?” Viên Ang trả lời: “ Đúng là có cái lợi về đúc tiền và làm muối của nước Ngô thật, nhưng có cái gì là hào kiệt đâu ! Nếu quả thật Ngô Vương có tìm ra hào kiệt thì sẽ phò tá cho họ làm những việc chính nghĩa chứ không để cho họ khởi binh tạo phản đâu. Những kẻ mà Ngô Vương lôi kéo được chỉ là những tên vô lại, những tên gian đúc tiền vong mạng, cho nên họ sẽ tiếp tục đứng lên tạo phản.”
Triều Thố nghe ông nói xong thì thở dài và nói : “Viên Ang phân tích rất hay.” Hán Cảnh đế lại hỏi: “ Vậy thì làm thế nào để chống lại bọn phản loạn ?” Viên Ang trả lời : “ Xin Hoàng đế cho các nhân sĩ xung quanh lui ra.” Hán Cảnh đế cho mọi người xung quanh lui ra ngoài, chỉ còn lại một mình Triều Thố ở bên cạnh. Viên Ang nói : “ Điều mà thần sẽ nói, không nên để cho quần thần biết.” Thế là Hán Cảnh đế lại cho Triều Thố lui ra. Triều Thố đi đến nhà nghỉ ở phía Đông, trong lòng rất căm thù Viên Ang. Hán Cảnh đế lại hỏi Viên Ang về kế hoạch chống phản loạn, Viên Ang trình bày : “ Hai nước Ngô, Sở cáo thị cho thiên hạ rằng “ Theo sắc phong cuả Hán Cao Tổ thì con em của các chư hầu vương đều có đất phong của mình, ngày nay thần giặc Triều Thố tự tiện chỉ trích tội lỗi của các chư hầu vương, cướp đoạt lãnh thổ của các chư hầu vương”. Cho nên họ vin vào cớ đó để tạo phản, cùng khởi binh tiến về phía Tây dẹp quân Triều Thố. Chỉ cần khôi phục lại các lãnh địa đã có trước đây thì các chư hầu vương có thể cuốn cờ thu binh, đình chỉ phản loạn. Ngày nay cũng chỉ cần chém đầu Triều Thố, cử các Sứ thần đi xá tội cho 7 nước chư hầu như Ngô, Sở v.v... khôi phục lại lãnh địa trước đây của họ thì binh lính sẽ không phải đổ máu mà vẫn bìnhđịnh được toàn bộ bọn phản loạn.” Nghe lời Viên Ang nói, Hán Cảnh đế trầm ngâm suy nghĩ một hồi lâu rồi mới nói : “ Nếu quả thật có thể chấm dứt được phản loạn, thì Trẫm có thể không nuông chiều một mình Triều Thố, từ bỏ những thứ yêu thích để tạ ơn bá tính trong thiên hạ.” Viên Ang nói ; “ Ngoài cái ngu kế này ra, thần không còn kế sách nào khác nữa, mong rằng bệ hạ suy nghĩ thật kỹ càng rồi quyết định.” Thế là Hán Cảnh đế bổ nhiệm Viên Ang làm Thái Thường, con trai của em Ngô Vương Lưu Tỵ là Đức Cầu làm Tông Chính. Viên Ang chuẩn bị sẵn sàng để trị vì. Mười mấy ngày sau, Hán Cảnh đế ra lệnh cho Trung uý triệu kiến Triều Thố, quát ông phải lên xe phóng thẳng đến Đông Thị. Thế là Triều Thố, mình mặc triều phục bị xử tử ngay ở Đông Thị. Tiếp đó Hoàng đế lại phái Viên Ang đi thờ Tông miếu, để cho Tông Chính Đức hầu lấy danh nghĩa họ hàng thân thích phò Hán khuyên bảo, ra lệnh cho họ phải đến nước Ngô, thông báo cho Ngô Vương những chính sách trên đây của Viên Ang. Đến nước Ngô thì quân đội hai nước Ngô, Sở đã bắt đầu tấn công thành quách của nước Lương rồi. Là thân thích của Ngô Vương nên Tông Chính mới đến cầu kiến Ngô Vương trước, khuyên Ngô Vương Lưu Tỵ quì xuống tiếp nhận huấn lệnh của triều đình. Nghe nói Viên Ang đến, Ngô Vương cũng biết ông ta muốn thuyết phục mình nên cười và nói : “ Trẫm đã từng làm Hoàng đế ở xứ Đông, còn phải quì lạy ai đây ?” Không những cự tuyệt hội kiến Viên Ang mà còn bắt ông ta giam vào doanh trại, âm mưu ép ông ta phải đầu hàng Ngô Vương vì đã đới binh phạm thượng. Viên Ang không chịu, thế là Ngô Vương cho quân lính bao vây trại tạm giam định giết chết Viên Ang. Nhân lúc ban đêm, Viên Ang đã trốn thoát, chạy bán sống bán chết, chạy vào doanh trại quân Lương, nên mới trở về được Kinh sư.
Điều hầu Chu Á Phu sẽ ngồi trên chiếc chuyên xa Lục thừa, phóng đến Huỳnh Dương hội chiến. Đi đến Lạc Dương thì gặp Kịch Mạnh, ông phấn khởi nói : “ 7 nước chư hầu phản bội triều đình, tôi ngồi xe quân sự đi đến đây, tự mình nghĩ rằng chưa đến Lạc Dương thì còn được an toàn. Lại cho rằng các chư hầu vương đã bắt mất Kịch Mạch. Giờ đây Kịch Mạch chẳng làm sao cả, tôi đã đánh chiếm được Huỳnh Dương rồi. Khu vực phía Đông Huỳnh Dương không có gì đáng lo ngại cả.” Đến Hoài Dương, Chu Á Phu đến gặp cha là cựu Quách đô uý Giáng Hầu để xin ý kiến, ông hỏi cha : “ Có kế sách gì để đối phó với bọn phản loạn không ?” Quách đô úy trả lời : “Quân đội của nước Ngô rất tinh nhuệ, khó có thể đánh chính diện với chúng được. Quân đội của nước Sở có quân nhu, lương thực rất nhẹ nhàng, ta không thể đánh lâu dài với họ được. Giờ đây ta thay tướng quân bày mưu tính kế, chẳng bằng đem quân đến các đồn bốt ở Đông Bắc mà đóng quân, nói cho quân Ngô biết ý đồ phản nghịch của quân Lương, nhất định quân Ngô sẽ đem toàn bộ tinh binh để đánh chúng. Giờ đây con xây thành luỹ cũng chẳng bằng đem quân đi đánh địch, sau đó phái các đội khinh binh chặn đứng cửa khẩu Hoài Tứ, chặn hết đường tiếp tế của quân Ngô. Phía bên kia quân Ngô và quân Lương không giữ nổi. Quân Ngô mệt mỏi lại không có lương thực, lúc đó con thừa cơ dùng bộ đội chủ lực hùng mạnh tấn công quân địch đã tan tác, nhất định có thể phá tan được quân đội của nước Ngô.” Điều hầu Chu Á Phu nghe rồi gật đầu nói : “ Ý định này rất hay.” Thế là nhận ngay kế sách của Quách đô uý. Chu Á Phu ra lệnh cho quân Hán giữ vững thành luỹ ở phía Nam Xương p và phái khinh binh đi cắt đứt nguồn lương thực của quân Ngô.
Khi Ngô Vương Lưu Tỵ khởi binh thì đại thần nước Ngô là Điền Lục Bá làm Đại tướng. Điền Lục Bá nói với Ngô Vương : “ Quân đội tập hợp để tấn công hướng Tây, chẳng có con đường kỳ diệu nào khác, khó mà thành công được. Thần mong rằng thần sẽ được nhận 5 vạn quân, cần đi theo sông lên Hoài Bắc, chiếm lĩnh Hoài Nam, Trường Sa rồi tiến vào Vũ Quan để hội sư với Đại vương, đây cũng là một kế hoạch kỳ diệu để chiến thắng kẻ địch.” Thái tử của Ngô vương Lưu Tỵ khuyên cha : “Đại vương giương cao ngọn cờ chống phản loạn, quân đội này khó có thể trao binh quyền cho người khác. Binh quyền mà giao cho người khác, thì người khác cũng lại dùng binh quyền để phản lại Ngô Vương. Vậy phụ thân sẽ phải làm gì đây?” Huống hồ lại đi nhận một cánh quân đơn độc hành động thì sẽ xuất hiện rất nhiều điều lợi hại chưa thể đoán chắc được, còn mình thì lại để tổn thất lực lượng một cách vô ích.” Ngô Vương nghe con nói xong vẫn không chịu đáp ứng lời thỉnh cầu của Điền Lục Bá.

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LƯU TỴ và chuyện về ông ta! Empty Re: LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:48 am

Hoàn tướng quân là một vị tướng trẻ của nước Ngô tâu lên Ngô Vương kế sách: “ Quân đội của nước Ngô đa số là bộ binh. Bộ binh chiến đấu ở khu vực gian nan nguy hiểm là có lợi nhất. Quân đội của triều đình nhà Hán có nhiều chiến xa và kỵ binh. Chiến xa và kỵ binh chiến đấu ở vùng đồng bằng rất có lợi. Trên đường đi qua, nếu Đại vương có gặp những thành ấp đánh không được thì bỏ ngay nó đi, nhanh chóng tiến về phía Tây chiếm lĩnh kho vũ khí của Lạc Dương, chiếm dụng những kho lương thực, dựa vào địa thế hiểm trở của núi non và sông Hoàng Hà để kêu gọi các chư hầu. Tuy quân Ngô chưa vào cổng thành, nhưng cục diện thiên hạ đã đi theo Ngài thì đại để có thể xác định được. Nếu Đại vương hành quân chậm chạp, lưu lại ở những thành phố không quan trọng, thì khi xe cộ binh mã của triều đình nhà Hán đuổi kịp, bất thần đột nhập vào địa điểm hội quân của Lương, Sở thì việc lớn của bệ hạ dã thất bại. Ngô Vương Lưu Tỵ hỏi các chư vị lão tướng, các lão tướng đều nói : “ Đây là chiến thuật của lực lượng xung phong trẻ tuổi lâm trận, có thể được, nhưng làm thế nào để hiểu được phương châm chiến lược cơ bản ?” Thế là Ngô Vương lại không tiếp thu sách lược của Hoàn tướng quân nữa.
Ngô Vương độc quyền thâu tóm quân quyền, quân đội còn chưa vượt sông Hoài Hà thì các tân khách đã được phong hiệu Uý, Hầu, Tư mã, duy chỉ có một mình Chu Khâu là không được làm việc. Chu Khâu là người huyện Hạ Phi, bỏ chạy sang nước Ngô, bán rượu để sống, phẩm hạnh rất bất lương. Cho nên Ngô Vương Lưu Tỵ coi thường Chu Khâu, không giao cho ông một chức quan gì. Chu Khâu yết kiến Ngô vương và phân bua : “ Thần vì không có bản lĩnh, không thể nhận nhiệm vụ trong quân đội được. Thần không dám xin dẫn quân đi đánh trận, mà chỉ xin Đại vương cho thần một Phù tiết của triều đình nhà Hán, thần nhất định sẽ báo đáp công ơn Đại vương.” Ngô Vương liền ban cho Chu Khâu một Phù tiết của Hán triều. Sau khi Chu Khâu được ban Phù tiết, thừa lúc đêm tối đã chạy vào thành Hạ Phi. Quân dân Hạ Phi nghe nói nước Ngô khởi binh tạo phản nên đã phòng thủ thành trì rất nghiêm mật. Đến cư xá Hạ Thạp, Chu Khâu triệu kiến huyện lệnh huyện Hạ Phi. Sau khi huyện lệnh vào cửa, Chu Khâu đã để cho nhân viên tùy tùng đưa ra một tội danh để giết chết viên huyện lệnh. Tiếp đó triệu kiến những người anh em của ông ta là những quan lại thân hào ăn cánh với ông và cảnh cáo họ rằng : “ Quân phảnloạn của nước Ngô sẽ đến Hạ Phi ngay bây giờ. Khi đại quân tiến vào thành sẽ tán sát cả huyện Hạ Phi, thời gian không quá một bữa cơm. Giờ đây nếu đầu hàng trước thì tính mệnh gia đình các người nhất định được bảo đảm an toàn, các người còn có thể được phong quan, phong hầu nữa.” Những người này đến tuyên bố, mọi người ở huyện Hạ Phi đều xin đầu hàng. Chỉ trong một đêm Chu Khâu đã nhận được hơn 3 vạn binh lính. Ông cử người đến thông báo cho Ngô Vương về tình hình huyện Hạ Phi. Ngô Vương cử Chu Khâu dẫn đầu quân đội của ông ta đi đánh chiếm thành ấp. Chờ khi đến Thành Dương, quân đội của Chu Khâu đã tănglên đến trên 10 vạn người và đã đánh bại được quân đội của Trung uý Thành Dương. Mãi sau khi được tin Ngô Vương Lưu Tỵ thất bại trong chiến đấu, binh lính đào ngũ nhiều, tự Chu Khâu cũng suy đoán được là không còn cách nào để cùng Ngô Vương hoàn thành được sự nghiệp lớn là tạo phản, cho nên đã tức thì quay trở lại Hạ Phi. Chưa đến Hạ Phi, Chu Khâu đã chết vì mụn nhọt ở trên lưng.
Trung tuần tháng Hai, quân đội của Ngô Vương Lưu Tỵ bị Chu Á Phu đánh tan phải rút lui. Thế là Hán Cảnh đế hạ chiếu cho các tướng sĩ : “ Nghe nói người hành thiện thì lên trời báo tin phúc vận ; người gian tà thì lên trời xin ban cho họ tai hoạ. Hán Cao Tổ tự biểu dương công đức, kiến lập chư hầu, U vương, Điếu Huệ vương tuyệt chủng vô hậu, Hiếu Văn Hoàng đế xót thương họ, tăng thêm ân huệ, phong cho con của U vương là Lưu Toại, phong cho con cuả Điếu Huệ vương là Lưu n v.v... được làm Vương, để cho họ được thờ cúng Tông miếu của các tiên đại quốc vương của họ để làm Phiên quốc của Vương triều nhà Hán. Đức hạnh của Cao Hoàng đế, Hiếu Văn đế có thể sánh cùng trời đất, chiếu sáng ngang cùng Nhật Nguyệt. Ngô Vương Lưu Tỵ vong ân bội nghĩa, gây ra vô vàn tội ác trong thiên hạ, gây rối loạn chế độ tiền tệ của Nhà nước, bệnh tật hơn 20 năm trời không vào triều bái kiến Thiên tử. Các ngành hữu quan nhiều lần yêu cầu phải định tội cho Lưu Tỵ, Hiếu Văn Hoàng đế đều khoan dung tha thứ, mong ông ta có thể cải tà qui chính. Ngày nay Ngô Vương Lưu Tỵ cùng với Sở vương Lưu Mậu, Triệu vương Lưu Toại, Giao Tây vương Lưu n, Tế Nam vương Lưu Quần Quang, Truy Xuyên vương Lưu Hiền, Giao Đông vương Lưu Hùng Cừ câu kết với nhau tạo phản, làm những điều vô đạo, dấy binh gây nguy hại cho quốc gia xã tắc, giết các đại thần của triều đình và các Sứ giả do triều đình nhà Hán phái đi, cưỡng bức cướp đoạt tài sản của dân chúng, giết haị những người bình dân vô tội, thiêu cháy dân cư, đào mồ quật mả, hung tàn đến cực điểm. Hiện nay bọn người như Lưu n lại phạm tội trọng nghịch vô đạo, thiêu huỷ tông miếu, vơ vét những phục khí, ngự vật của các tông miếu. Trẫm vô cùng căm phẫn bọn người này. Trẫm đang mặc thường phục, không ở chính điện, các tướng quân đang động viên các sĩ đại phu trấn áp quân địch phản loạn. Trong khi trấn áp bọn phản loạn, luồn sâu vào trận địa địch, giết thật nhiều địch lập công, bắt sống được những tên quan viên địch trên 300 thạch đều muốn giết chết bọn chúng, không khoan dung phóng thích. Tất cả những tên dám cả gan chiếu lệnh một cách phi nghĩa hoặc không tuân chiếulệnh đều bị chém đầu.”

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LƯU TỴ và chuyện về ông ta! Empty Re: LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Bài gửi by pt1506 Sun Jun 29, 2008 9:49 am

Thoạt đầu, khi Ngô Vương vượt qua sông Hoài Hà đã cùng với Sở vương Toại Tây tấn công đánh phá La Bích, thừa thắng tiến quân mạnh mẽ vô cùng. Lương Hiếu vương rất sợ hãi, cử 6 vị tướng đi đón quân Ngô. Quân Ngô lại đánh bại 2 vị tướng của quân Lương, binh lính đều chạy cả về nước Lương. Nhiều lần Lương vương phải cử Sứ giả đến thông báo với Điều hầu Chu Á Phu, thỉnh cầu cho quân đến tăng viện. Điều hầu Chu Á Phu không trả lời. Tiếp đó Lương Hiếu vương lại cho Sứ giả đến Trường An nói xấu Chu Á Phu trước mặt Hán Cảnh Đế. Hán ảnh Đế liền cho người báo cho Điều hầu đi chi viện cho nước Lương. Chu Á Phu thì cho rằng vẫn nên cố thủ chứ không nên xuất quân. Lương Hiếu vương bổ nhiệm Vĩ An Quốc và Trương Vũ, em trai của Thừa tướng Trương Thương của nước Sở lên làm tướng mới có thể đẩy lùi được cuộc tiến công của quân Ngô. Quân Ngô dự định tiến về phía Tây, song vì thành trì của nước Lương đã được phòng thủ kiên cố nên không dám Tây tiến nữa mà áp sát quân đội của Điều hầu Chu Á Phu ở gần Hạ p, định cùng quân quan quyết chiến. Tuy Điều hầu Chu Á Phu đóng chặt cửa không ra, cự tuyệt chiến đấu với binh lính của nước Ngô. Quân đội nước Ngô đã ăn hết lương thực, binh sĩ đều đói khát, nhiều lần khiêu chiến, thừa cơ đêm tối đã chạy khỏi doanh trại của Điều hầu Chu Á Phu, tạo dựng thanh thế rất lớn ở vùng Đông Nam doanh trại. Điều hầu Chu Á Phu ra lệnh cho quân sĩ phải tăng cường phòng thủ phía Tây Bắc doanh trại. Quả nhiên quân Ngô chỉ dương đông kích tây mà đã tấn công ở phía Tây Bắc. Quân đội của Ngô Vương đại bại, binh sĩ bị chết đói rất nhiều nên phía Tây đã bị tan rã. Sau cuộc chiến, Ngô Vương cùng mấy ngàn tinh binh do ông chỉ huy đã nhân đêm tối chuồn hết, vượt qua sông Trường giang chạy đến Dan Đồ, đóng quân ở Đông Việt. Binh mã Đông Việt thường có trên một vạn người, Ngô Vương liền cử người triệu tập số tàn binh. Triều đình nhà Hán cử người dùng tiền vàng đi mua chuộc Đông Việt. Đông Việt liền nói dối, lừa gạt Ngô Vương Lưu Tỵ. Khi Ngô Vương đi ra ngoài uý lạo quân đội, thì Đông Việt liền cho người dùng cái qua đâm chết Ngô Vương, làm giả cái đầu lâu của ông ta cho xe phóng nhanh về giao cho triều đình nhà Hán. Con trai Ngô Vương là Lưu Tử Hoa, Lưu Tử Câu phóng đến Mẫn Việt. Từ sau khi Ngô Vương tự bỏ rơi quân đội để chạy trốn, quân phản loạn nước Ngô liền tan rã, lục tà lục tục ra hàng quân đội của Thái uý và Lương quốc. Bộ đội của Sở vương Lưu Mậu cũng bị đánh tan, Lưu Mậu phải tự sát.
Quân đội do 3 chư hầu vương chỉ huy bao vây tấn công thành Truy Xuyên suốt 3 tháng dòng không đánh chiếm được. Sau khi quân đội của Chính phủ nhà Hán đến thì 3 vương Giao Tây, Giao Đông và Truy Xuyên đều tự mang quân quay về. Giao Tây vương tay trần chân đất, nằm trên đệm cỏ, uống nước lã đến nhận tội trước Thái hậu. Thái hậu Lưu Đức nói : “ Quân đội Hán triều từ xa đến, ta quan sát thấy họ rất mệt mỏi, có thể tập kích họ được, mong rằng Đại vương thu thập tàn quân phát động tiến công. Cho dù không đánh bại được quân quan cuả họ thì lúc đó hãy nhảy xuống biển cũng chưa muộn.” Giao Tây vương trả lời : “ Tất cả quân đội của thần đều đã bị đánh bại cả rồi, không thể chiến đấu được nữa.” Ý kiến của Thái tử không được chấp nhận. Cung Cao hầu Vĩ Đồi, một viên tướng của triều đình nhà Hán đang viết thư cho Giao Tây vương nói: “Thần phụng chiếu lệnh sẽ giết tất cả những người bất nghĩa. Nếu đầu hàng thì sẽ được miễn tội, mọi việc sẽ lại như cũ; người nào không chịu đầu hàng thì sẽ bị tiêu diệt. Ngài định làm thế nào ? Phải chờ Ngài trả lời, thần mới có thể làm việc dễ dàng được.” Giao Tây vương cởi áo để trần, đi đến doanh trại quân đội nhà Hán cúi đầu phân bua : “Lưu n tôi giữ phép không nghiêm, sợ sệt bàn dân thiên hạ, đã làm khổ tướng quân từ xa xôi đến đất nước nghèo khổ này. Xin hãy trừng phạt, băm vằm mổ xẻ tội ác của tôi đi. Cung Cao hầu Vĩ Đồi đang chuẩn bị những nghi thức để tiếp kiến ông, nói : “ Ngài bị đám quân sự làm khổ rồi, rất mong được nghe nguyên nhân xuất quân của Ngài.” Giao Tây vương vừa cúi đầu vừa quì tiến lên nói : “Hồi đó Triều Thố là đại thần tâm phúc của Thiên tử đã thay đổi pháp lệnh đã qui định của Hán Cao Tổ, tước đoạt lãnh địa của các chư hầu vương. Chúng tôi cho rằng Triều Thố làm việc bất nghĩa, sợ hắn đồi bại sẽ nhiễu loạn thiên hạ. Bảy nước chúng tôi khởi binh, dự định dùng thủ đoạn này để giết chết Triều Thố. Hiện nay nghe nói Triều Thố đã bị xử tử, chúng tôi thận trọng đã rút quân về.” Tướng quân Cung Cao hầu Vĩ Đồi nói : “ Nếu Ngài thật sự cho rằng Triều Thố là người không tốt, tại sao không tấu báo lên cho Hoàng đế biết? Ngài không có chiếu lệnh, hổ phù, tự ý phát binh công kích Hầu vương đang kiên trì chính nghĩa. Qua những hành vi này có thể thấy rõ ý đồ của Ngài quyết không phải là muốn giết chết Triều Thố.” Thế rồi ông rút chiếu thư ra đưa cho Giao Tây vương tuyên đọc. Sau khi đọc xong chiếu thư, ông nói : “ Giao Tây vương, Ngài tự xử lấy đi.” Giao Tây vương trả lời : “ Người như thần đây có thừa tội chết.” Thế là Giao Tây vương tự sát. Thái hậu và Thái tử của ông đều chết theo. Giao Đông vương, Truy Xuyên vương cũng đều chết cả. Hầu quốc bị phế trừ qui tụ về chính quyền Trung ương nhà Hán. Lệ Ký tướng quân cầm quân đi bao vây tấn công nước Triệu, sau 10 tháng thì đánh phá được nước Triệu. Triệu vương tự sát. Do bị ép uổng nên Tế Bắc vương không bị giết chết mà chỉ bị đưa sang Truy Xuyên để làm Quốc vương. Thoạt đầu khi Ngô Vương Lưu Tỵ khởi binh đầu tiên làm tạo phản, đã thống soái quân đội nước Sở, liên hợp với hai nước Tề,Triệu. Tháng Giêng năm Hán Cảnh Đế thứ 3 khởi binh, sau 3 tháng thì bị Chính quyền nhà Hán đập tan, chỉ có nước Triệu là bị đánh tan sau cùng. Sau khi bình định được bọn phản loạn, Hán Cảnh đế còn ban sắc lệnh phong thiếu tứ Bình Lục hầu Lưu Lễ của Nguyên vương làm Sở vương để kế tục Nguyên vương. Rồi lại đưa Nhữ Nam vương là Lưu Phi đến đất cũ của nước Ngô làm Quốc vương, xưng hiệu là Giang Đô vương.
Tuyển tự “ Sử ký “

Quyển 106

pt1506
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ
Thượng Thư Bộ Công kiêm Đại Tổng Quản phủ Nội Vụ

Tổng số bài gửi : 221
Age : 43
Đến từ : Hải Dương Phố
Registration date : 20/06/2008

Về Đầu Trang Go down

LƯU TỴ và chuyện về ông ta! Empty Re: LƯU TỴ và chuyện về ông ta!

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết